Những cơ sở đảm bảo cho việc xuất khẩu

gia công xuất khẩu

Những cơ sở đảm bảo cho việc xuất khẩu

Bước sang thập kỉ 90, sau một thời gian dài đặc biệt khó khăn trong sản xuất kinh doanh do sự biến động của Liên Xô và các nước Đông Âu, xuất khẩu của Việt Nam đã bắt đầu vào giai đoạn phát triển mới. Chúng ta đã có một số tiền đề vững chắc để đảm bảo cho việc xuất khẩu, nhất là trong giai đoạn hiện nay, đó là:

Nghị quyết Đại hội Trung ương Đảng Cộng Sản Việt Nam từ ngày 19 đến ngày 21 tháng 4 năm 2001 đã tiếp tục khẳng định con đường đúng đắn cho nền kinh tế Việt Nam ở những thập niên đầu tiên của thế kỷ 21. Để tăng nhanh tốc độ xuất khẩu, đẩy nhanh tiến độ hội nhập kinh tế với khu vực và thế giới, Đảng ta chủ trương: tiếp tục mở cửa nền kinh tế, thực hiện đa dạng hoá thị trường, đa phương hoá mối quan hệ kinh tế với các nước trên thế giới… nỗ lực gia tăng tốc độ tăng trưởng xuất khẩu, góp phần đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, tạo công ăn việc làm, thu ngoại tệ; chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu theo hướng nâng cao giá trị gia tăng, gia tăng sản phẩm chế biến và chế tạo, các loại sản phẩm có hàm lượng công nghệ và chất xám cao, thúc đẩy xuất khẩu dịch vụ… bảo đảm cán cân thương mại hợp lý, tiến tới cân bằng kim ngạch xuất – nhập khẩu.

Chính phủ đổi mới cơ bản cơ chế quản lý theo hướng mở rộng quyền kinh doanh xuất nhập khẩu, giảm dần hàng rào phi thuế quan, hạn chế cơ chế “xin cho”, giảm bớt sự can thiệp của Nhà nước vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, nâng cao vai trò của các công cụ vĩ mô như thuế, lãi xuất, tỷ giá. Đánh giá đúng vai trò của xuất khẩu, xuất khẩu được đặt thành một nhiệm vụ trọng tâm, dành sự quan tâm đặc biệt tới xuất khẩu thông qua các chương trình hỗ trợ như trợ cấp, trợ giá, lập quĩ hỗ trợ, quĩ thưởng… Lấy việc phát huy nội lực, đẩy mạnh sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế và đổi mới cơ chế quản lý; hoàn chỉnh hệ thống luật pháp; nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của các doanh nghiệp cũng như của toàn bộ nền kinh tế làm khâu then chốt, có ý nghĩa quyết định đối với việc mở rộng kinh doanh xuất khẩu, hội nhập quốc tế. Kiên trì chủ trương đa dạng hoá các thành phần kinh tế tham gia hoạt động xuất – nhập khẩu, trong đó kinh tế Nhà nước giữ vai trò chủ đạo.

Nước ta đang ra sức phát triển kinh tế, tiến hành công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước, chuyển dich cơ cấu kinh tế sang nền kinh tế hướng ngoại, cần một lượng vốn rất lớn… cho nên phải ra sức thúc đẩy xuất khẩu phát triển để đáp ứng nhu cầu thực tế đòi hỏi trong tiến trình hội nhập với nền kinh tế khu vực và thế giới.

Đầu tư nước ngoài chiếm tỷ trọng ngày càng lớn trong kinh doanh xuất nhập khẩu. Điều này cũng góp phần vào việc thúc đẩy xuất khẩu phát triển.

Thế và lực của ta đã khác trước, các chỉ tiêu kinh tế đặt ra trong thời kỳ mở cửa ta đã đạt được một cách tốt đẹp. Các nguồn lực như lao động, đất đai, tài nguyên… còn khá dồi dào, cơ sở hạ tầng đã được cải thiện hơn, đường lối đúng đắn của Đảng và Chính phủ đã tạo mọi cơ hội cho các doanh nghiệp phát triển một cách thuận lợi, bản thân nội lực các doanh nghiệp đã được nâng lên một cách đáng kể sau 10 năm thực hiện chính sách mở cửa để hội nhập… tất cả điều này đã tạo ra lợi thế so sánh để đẩy mạnh xuất khẩu của Việt Nam.

Xu thế toàn cầu hoá diễn ra mạnh mẽ, Việt Nam đã tham gia nhiều tổ chức kinh tế khu vực và thế giới như APEC, ASEAN, ASEM, và là quan sát viên của WTO.

Như vậy mặc dù trước mắt còn rất nhiều khó khăn và thử thách nhưng với những gì đã đạt được, chúng ta có thể tin tưởng rằng xuất khẩu sẽ đáp ứng được những yêu cầu đặt ra trong quá trình phát triển kinh tế của nước ta để xứng đáng với tầm quan trọng của mình trong công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

Những cơ sở đảm bảo cho việc xuất khẩu

5/5 - (100 Bình chọn)

Báo giá dịch vụ viết thuê luận văn

Luận Văn A-Z  nhận làm trọn gói dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ. Liên hệ ngay dịch vụ viết thuê luận văn của chúng tôi!

UY TÍN - CHUYÊN NGHIỆP - BẢO MẬT

Nhận báo giá Xem thêm

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Bạn cần hỗ trợ?