Một số quan điểm về quản lý nhà nước

Các nhân tố tác động đến phát triển hoạt động bancassurance của công ty bảo hiểm

Mục lục

Một số quan điểm về quản lý nhà nước

  1. Quan điểm về sự can thiệp của nhà nước vào nền kinh tế nói chung

Quản lý nhà nước theo quan điểm của các trường phái khác nhau qua một số học thuyết kinh tế từ đầu thế kỷ XX đến nay, chỉ ra tính quy luật của sự biến đổi các quan niệm về vai trò của nhà nước đối với kinh tế thị trường và nguyên lý cân bằng, hài hoà trong việc giải quyết mối quan hệ giữa thị trường và nhà nước trong vận hành nền kinh tế thị trường. Trong đó, trường phái Tân cổ điển không xem xét vai trò của nhà nước một cách biệt lập mà đặt nó trong một hệ thống lý thuyết chung. Họ đưa ra một quan niệm tổng quát về nền kinh tế thị trường để từ đó đánh giá vai trò của nhà nước, phân biệt rõ chỗ nào để thị trường hoạt động, chỗ nào cần nhà nước can thiệp. Theo phái Tân cổ điển, nền kinh tế thị trường là một hệ thống mang tính ổn định, mà sự ổn định bên trong là thuộc tính vốn có chứ không phải là kết quả sự sắp đặt của nhà nước [59,tr.1-2].

Đối với trường phái Keynes khẳng định, muốn thoát khỏi khủng hoảng, thất nghiệp và suy thoái, nhà nước phải trực tiếp điều tiết kinh tế. Cách thức điều tiết là thông qua những chương trình công cộng và dùng những chương trình này để can thiệp tích cực với hướng kích thích và duy trì tốc độ gia tăng ổn định của tổng cầu. Khi tổng cầu tăng sẽ kích thích sức sản xuất, doanh nghiệp hoạt động mở rộng sẽ thu nhận thêm nhân công, thất nghiệp được giải quyết và sản lượng quốc gia tăng. Chính phủ có thể can thiệp vào nền kinh tế qua công cụ chính sách tài khóa, bao gồm thuế và chi tiêu ngân sách và nhà nước có thể kích thích cầu đầu tư bằng cách tăng số cung về tiền tệ, hay là chấp nhận lạm phát có kiểm soát. Để làm tăng cung tiền tệ, chính phủ có thể tăng nguồn vốn cho vay, giảm lãi suất và do đó kích thích sự gia tăng của đầu tư. Do vậy, để ổn định nền kinh tế và thích ứng với biến động suy thoái thì giải pháp tất yếu và cần thiết là sự can thiệp của chính phủ [59,tr.2-3].
Theo quan điểm của chủ nghĩa tự do mới xuất hiện từ những năm 1930 và phát triển cho tới nay. Theo quan điểm này, nền kinh tế thị trường hiện đại có khả năng tự điều tiết cao, do vậy sự can thiệp của chính phủ vào tiến trình hoạt động của thị trường là cần thiết nhưng cũng chỉ nên giới hạn. Trào lưu Tự do mới xuất hiện ở nhiều nước, điển hình là các khuynh hướng ở Mỹ và ở Đức. Phái Trọng tiền ở Mỹ có quản điểm là sự can thiệp của nhà nước thường phá vỡ những cân bằng tự nhiên của thị trường để cho nền kinh tế thị trường tự do điều tiết. Một số quản điểm khác khẳng định không thể bác bỏ nhà nước, nhưng họ đòi hỏi nhà nước phải điều tiết, điều chỉnh nền kinh tế theo những qui tắc có tính chuẩn mực. Vì theo kinh nghiệm, khi ban hành các quyết định quản lý, chính phủ thường thiên về lợi ích của bản thân mình hơn là lợi ích của dân chúng. Chính vì vậy cần xác lập một hệ thống nguyên tắc của chính sách và những nguyên tắc này phải mang tính khách quan, độc lập với ý muốn chủ quan tuỳ tiện của chính phủ. Trong hệ thống chính sách kinh tế vĩ mô, chính sách cơ bản và quan trọng nhất chính là chính sách tiền tệ. Đối với phái Trọng cung cho rằng việc nhà nước sử dụng sai chính sách tiền tệ-tín dụng đã làm toàn bộ nền sản xuất bất ổn định, lạm phát phát triển nhanh chóng và đề cao một chính sách kinh tế giảm bớt sự can thiệp trực tiếp của nhà nước [59,tr.4]

Khuynh hướng của chủ nghĩa tự do mới ở Đức cho rằng nền kinh tế thị trường vận hành trên nguyên tắc cạnh tranh có hiệu quả, phát huy cao độ tính chủ động và sáng kiến của các cá nhân. Do đó, chính phủ chỉ can thiệp vào nơi nào cạnh tranh không có hiệu quả, nơi cần phải bảo vệ và thúc đẩy cạnh tranh có hiệu quả. Nền kinh tế thị trường đòi hỏi nhà nước phải mạnh; song chỉ can thiệp với mức độ và tốc độ cần thiết và phải dựa trên hai nguyên tắc hỗ trợ và tương hợp. Nguyên tắc hỗ trợ xác định chức năng của nhà nước phải khơi dậy và bảo vệ các nhân tố của thị trường, ổn định hệ thống tài chính-tiền tệ, duy trì chế độ sở hữu tư nhân và giữ gìn trật tự an ninh và công bằng xã hội. Nguyên tắc tương hợp làm cơ sở để nhà nước hoạch định các chính sách kinh tế phù hợp với sự vận động của các quy luật trong nền kinh tế thị trường đồng thời phải đảm bảo được các mục tiêu kinh tế-xã hội. Nhà nước phải đề ra những chính sách kinh tế tích cực, phải là người bảo vệ sở hữu tư nhân, không để cho các nguyên tắc cạnh tranh bị phá vỡ. Nhà nước có thể can thiệp tự do thông qua các chính sách tín dụng, tiền tệ,.. nhưng không được can thiệp vào hoạt động kinh tế của bản thân các tổ chức kinh tế. Tiêu chí cơ bản nhất để đánh giá chính sách cũng như vai trò kinh tế của Nhà nước và khu vực tư nhân trước sau vẫn là hiệu quả kinh tế. Cho nên khả năng giải quyết các vấn đề xã hội của nhà nước về căn bản phụ thuộc vào tính hiệu quả của nền kinh tế [59,tr.5].

Qua những quan điểm của các trường phái khác nhau, các trường phái kinh tế đều đưa ra vai trò của nhà nước trong nền kinh tế thị trường và quan điểm lý thuyết của mỗi trường phái là khác nhau, và qua “Quan niệm của các trường phái về vai trò của nhà nước trong nền kinh tế thị trường có thể thấy, không một cách tiếp cận nào mang tính vạn năng, có thể giải đáp được tất cả các tình huống khác nhau của nền kinh tế. Do vậy, tác động thúc đẩy hay kìm hãm sự phát triển kinh tế thị trường của mỗi cách tiếp cận đều có những giới hạn nhất định” [59,tr.7-8].

2. Quan điểm quản lý nhà nước đối với hoạt động tiền tệ, tín dụng ngân hàng

Qua một số quan điểm về sự can thiệp của nhà nước vào nền kinh tế nói chung, cho thấy Nhà nước can thiệp vào nền kinh tế thông qua quy định pháp luật, hoạch định chinh sách và các công cụ quản lý nhà nước khác. Đồng thời, Nhà nước phải tạo môi trường thuận lợi, thúc đẩy, đảm bảo cho các nhân tố của thị trường ổn định, nhằm mục tiêu ổn định và phát triển kinh tế-xã hội. Dựa vào các quan điểm trên, tác giả đưa ra quan điểm quản lý nhà nước đối với hoạt động tiền tệ, tín dụng ngân hàng như sau:

Một là, Nhà nước phát huy vai trò thúc đẩy hoạt động tiền tệ, tín dụng ngân hàng có hiệu quả, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội. Việc thúc đẩy của Nhà nước qua các chính sách động viên, thu hút các nguồn lực về tài chính, kỹ thuật, công nghệ, nhân lực,..trong và ngoài nước. Phát huy mọi tiềm năng của nền kinh tế, khai thác những lợi thế về kinh tế trong từng vùng, từng khu vực, địa bàn, nhằm phát triển hoạt động tiền tệ, tín dụng ngân hàng, góp phần đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội.

Hai là, Nhà nước tạo điểu kiện và môi trường thuận lợi về mọi mặt cho hoạt động tiền tệ, tín dụng ngân hàng phát triển. Nhà nước có chính sách tiền tệ phù hợp trong từng giai đoạn phát triển kinh tế, chính sách tín dụng về vốn, điều kiện cấp tín dụng và tạo môi trường kinh tế, môi trường pháp lý thuận lợi cho động tiền tệ, tín dụng ngân hàng phát triển.

Ba là, Nhà nước can thiệp hoạt động tiền tệ, tín dụng ngân hàng trong một mức độ cần thiết theo những nguyên tắc phù hợp với sự vận động của các quy luật trong nền kinh tế thị trường. Nhà nước can thiệp kịp thời, đúng thời điểm bằng những công cụ và phương pháp quản lý nhà nước phù hợp, nhằm ổn định hoạt động tiền tệ, tín dụng ngân hàng và hạn chế các rủi ro bảo đảm an toàn hoạt động tiền tệ, tín dụng ngân hàng. Hoạt động tiền tệ, tín dụng ngân hàng thuộc lĩnh vực rất nhạy cảm và dể bị tác động bởi nhiều nhân tố gồm môi trường kinh tế, chính sách của Nhà nước, hoạt động các TCTD,..dẫn đến các rủi ro về lãi suất, rủi ro về ngoại hối, rủi ro về tín dụng, rủi ro về thanh khoản,..Cần có sự can thiệp kịp thời, đúng lúc của Nhà nước, tránh dẫn đến tổn thất trong hoạt động tiền tệ, tín dụng ngân hàng, gây mất an toàn hệ thống ngân hàng, gây ảnh hưởng đến nền kinh tế.

Một số quan điểm về quản lý nhà nước

5/5 - (100 Bình chọn)

Báo giá dịch vụ viết thuê luận văn

Luận Văn A-Z  nhận làm trọn gói dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ. Liên hệ ngay dịch vụ viết thuê luận văn của chúng tôi!

UY TÍN - CHUYÊN NGHIỆP - BẢO MẬT

Nhận báo giá Xem thêm

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Bạn cần hỗ trợ?