Một số kinh nghiệm trong quá trình bảo vệ luận văn thạc sĩ

kinh nghiệm trong quá trình bảo vệ luận văn thạc sĩ

Mục lục

Một số kinh nghiệm trong quá trình bảo vệ luận văn thạc sĩ

Luận văn A-Z xin chia sẻ thêm một số kinh nghiệm “xương máu” của người đi trước trong quá trình bảo vệ luận văn thạc sĩ. Giúp anh/chị có thêm chút ít kinh nghiệm bảo vệ luận văn thạc sĩ

– Làm slide bảo vệ luận văn ngắn gọn, khoảng 20 – 25 slide là được, nên ít chữ thôi (anh/chị chỉ cần nêu ra các ý chính trong bài, viết tắt các từ dể hiểu hiểu), chủ yếu đưa vào các sổ liệu và bảng biểu của  vấn đề mấu chốt trong Luận văn của mình.

– Thời gian trình bày lướt khoảng 10 – 15 phút là vừa (có thể nói ít hơn 15 phút chứ không nên quá 15 phút nhé), thực ra theo kinh nghiệm thì lúc đó hội đồng cũng không tập trung lắm để nghe mình trình bày, họ chỉ liếc nhìn Slide luận văn xem cách mình bố trí như thế nào thôi (thời gian còn lại họ còn đọc LV).

– Sau khi nói xong cần ghi nhanh các ý kiến đóng góp và câu hỏi của hội đồng phản biện (Anh/chị nên chuẩn bị sẵn giấy A4, tập trung ghi các ý kiến và câu hỏi của mỗi người ra một tờ A4 cho đỡ nhầm lẫn)
– Nên đánh dấu nhanh câu trả lời mà hội đồng phản biện hỏi: ví dụ như câu hỏi của thầy A: trang 50 chẳng hạn

– Cần trả lời ngay sau khi kết thúc toàn bộ các câu hỏi của hội đồng, ý kiến của giảng viên nào gần giống nhau hay trùng nhau thì xin phép trả lời chung.

Có mấy điểm cần chú ý khi bảo vệ luận văn thạc sĩ:

1. Slide không quá 20, không nên nhiều chữ.Có thể sử dụng các hiệu ứng trong Power Point nhưng đừng quá lạm dụng chúng. Vì nếu lạm dụng quá nhiều sẽ gây ra cảm giác rối mắt và người đọc sẽ chỉ tập trung vào các hiệu ứng của hình ảnh. Cần thống nhất hình nền (Back Ground) để tạo sự chuyên nghiệp trong bài thuyết trình. Header and footer cần phải thống nhất về size và format. Có thể làm một Master slide trước rồi sau đó thống nhất làm cho tất cả các slide còn lại. Bên cạnh đó nên có những button dạng command để khi click 2 lần có thể chuyển tới slide tương ứng nhằm tránh mất thời gian và lúng túng khi giảng viên hỏi.

2. Về nguyên tắc trình bày thì cần nói ngắn gọn xúc tích trong khoảng 10 phút và đừng nhiều hơn. Vì các giảng viên đã ược phát tài liệu về nhà xem trước rồi nên việc anh/chị trình bày chỉ là hình thức mà thôi. Họ chỉ xem cách anh/chị trình bày thế nào thôi.

3. Khi anh/chị bị hỏi mà chưa suy nghĩ ra câu trả lời thì tốt nhất ta nên hỏi lại câu đó cho người hỏi, thứ nhất là để câu thêm thời gian để ta có thể suy nghĩ, thứ hai là người phản biện có thể mở cho anh/chị một con đường sống bằng cách hỏi lại có mang tính gợi ý. Hoặc có thể giáo viên hướng dẫn sẽ nghe nhạc hiệu đoán chương trình và cho ta cơ hội nhận “sự giúp đỡ của người thân” khi cần thiết.

4. Anh/chị cần phải trả lời hết các câu hỏi của các giảng viên. Tuy nhiên, đa phần các câu hỏi đã được các thầy cô chuẩn bị trước ở nhà ( chủ yếu là hai thầy phản biện hỏi thôi) nên đều là những điểm mình bị sai hoặc thiếu sót gì đó, vì thế khó chống đỡ lắm… Chính vì thế tốt nhất không biết thì nói là vấn đề này em sẽ nghiên cứu thêm 😉

Một số kinh nghiệm trong quá trình bảo vệ luận văn thạc sĩ

5/5 - (100 Bình chọn)

Báo giá dịch vụ viết thuê luận văn

Luận Văn A-Z  nhận làm trọn gói dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ. Liên hệ ngay dịch vụ viết thuê luận văn của chúng tôi!

UY TÍN - CHUYÊN NGHIỆP - BẢO MẬT

Nhận báo giá Xem thêm

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Bạn cần hỗ trợ?