Lý thuyết thứ bậc nhu cầu của Abraham Maslow

 Lý thuyết thứ bậc nhu cầu của Abraham Maslow

Abraham Maslow Harold (sinh 01 Tháng 4 năm 1908 – mất 08 tháng 6 năm 1970), một nhà tâm lý học người Mỹ,  phát triển một lý thuyết về nhân cách đã ảnh hưởng đến một số lĩnh vực khác nhau, bao gồm cả giáo dục. Sự ảnh hưởng rộng rãi một phần là do lý thuyết của Maslow có tính thực tiễn cao. Lý thuyết này mô tả chính xác thực tế nhiều kinh nghiệm cá nhân. Nhiều người thấy họ có thể hiểu những gì Maslow nói. Họ có thể nhận ra một số đặc điểm của kinh nghiệm hoặc hành vi của họ là đúng sự thật nhưng họ chưa bao giờ diễn tả được bằng từ ngữ.

Maslow đã thiết lập một lý thuyết có thứ bậc của nhu cầu. Tất cả các nhu cầu cơ bản theo ông là bản năng, giống với bản năng của động vật. Con người bắt đầu với một khuynh hướng chưa rõ rệt để rồi sẽ phát triển về sau. Nếu môi trường thích ứng, con ngưới sẽ phát đầy đủ và thể hiện được cái tiềm năng mà họ thừa kế. Nếu môi trường không thích ứng, họ sẽ không phát triển đầy đủ.

Đầu tiên ông chia nhu cầu của con người thành 5 bậc, đến năm 1970 chia thành 7 bậc, sau này các nhà kinh tế học hiện đại giới thiệu thuyết của ông thường là 5 bậc. Theo ông, hành vi con người phụ thuộc vào các động cơ bên trong, động cơ bên trong được hình thành từ những nhu cầu của con người.

Tháp nhu cầu Maslow

Hình 2.1 Tháp nhu cầu Maslow

A Theory of Human Motivation –  Abraham Maslow

Maslow đã thiết lập một hệ thống gồm năm cấp độ của nhu cầu cơ bản. Ngoài những nhu cầu này, còn có các nhu cầu có cấp độ cao hơn. Chúng bao gồm nhu cầu cho sự hiểu biết, sự đánh giá cao và nhu cầu thẩm mỹ, tinh thần. Trong các mức độ của năm nhu cầu cơ bản, con người không cảm thấy cần thiết nhu cầu thứ hai cho đến khi nhu cầu thứ nhất  của họ đã được đáp ứng, cũng vậy, họ không cần đến nhu cầu thứ ba cho đến nhu cầu thứ hai đã được đáp thỏa, và như vậy. Bậc thang nhu cầu cơ bản của Maslow được tóm lại bằng những ý chính như sau:

1. Nhu cầu sinh lý (Physiological Needs)

Đây là những nhu cầu sinh học. Chúng bao gồm nhu cầu khí thở, thực phẩm, nước, và cơ thể có nhiệt độ tương đối ổn định. Đây là những nhu cầu mạnh mẽ nhất, bởi vì nếu một người bị tước đoạt tất cả các nhu cầu trên, thì nhu cầu về sinh học sẽ là cái đầu tiên con người tìm kiếm để sống còn.

2. Nhu cầu an toàn (Safety Needs)

Khi tất cả các nhu cầu sinh học được thỏa mãn và không còn làm cho con người lo lắng, bận tâm, thì cái nhu cầu cho sự an toản có thể phát sinh. Người lớn có ít nhận thức về nhu cầu an toàn, ngoại trừ trong trường hợp xẩy ra tình trạng khẩn cấp hoặc thời kỳ xáo trộn trong cơ cấu xã hội (đối với trường hợp bạo loạn lan rộng, chiến tranh). Trẻ em thường tỏ ra các dấu hiệu cần phải có được sự bảo bọc, chở che, an toàn từ những người lớn.

3. Nhu cầu xã hội (tình cảm, tình yêu và được nhìn nhận) (Needs of Love, Affection and Belongingness)

Khi nhu cầu về an toàn và sinh học được đáp ứng, cái nhu cầu kế tiếp tiếp là nhu cầu xã hội như tình cảm, tình yêu và được nhìn nhận xuất hiện. Maslow nói rằng con người luôn tìm cách vượt qua cảm giác cô đơn và xa lánh. Điều này liên quan đến cả tình cảm cho và nhận tình yêu, và ý thức thuộc về lẫn nhau.

4. Nhu cầu cần được tôn trọng (Needs for Esteem)

Khi ba loại nhu cầu đầu tiên được thỏa mãn, nhu cầu  lòng tự trọng có thể phát sinh. Điều này liên quan đến lòng tự trọng mà con người tạo ta cho mình và cả lòng tự trọng mà họ nhận được từ người khác. Con người luôn cần có một nhu cầu về lòng tự trọng được duy trì, vững chắc, ở mức độ cao, và cần có sự tôn trọng từ người khác nữa. Khi những nhu cầu này được thỏa mãn, con người cảm thấy tự tin chính mình và cảm thấy mình có giá trị như là một con người trên thế giới, không thua gì ai cả. Nếu không được như thế, khi những nhu cầu này mất đi, con người cảm thấy kém cỏi, yếu đuối, bất lực và vô giá trị.

5. Nhu cầu tự chứng tỏ mình (Needs for Self-Actualization)

Khi tất cả các nhu cầu nói trên được thỏa mãn, thì nhu cầu muốn hiện thực hóa, tự chứng tỏ bản thân xuất hiện. Maslow mô tả việc tự chứng tỏ bản thân như là nhu cầu vốn dĩ của con người và họ có khả làm được điều đó, có nghĩa họ được “sinh ra là để thể hiện chính mình.” Maslow nói, “Một nhạc sĩ phải sáng tác âm nhạc, một nghệ sĩ phải biết vẽ, và một nhà thơ phải làm thơ.” Các nhu cầu này làm cho con cảm thấy luôn trăn trở làm sao cho mình thể hiện được chính mình. Con người có nhu cầu tự hiện thực bản thân mình – nghĩa là làm sao cho những khả năng của mình phát triển và đạt được nhiều kết quả.

Lý thuyết “các thứ bậc nhu cầu” thường được biểu diễn như một kim tự tháp, với mức độ thấp hơn đại diện cho các nhu cầu thấp hơn, và điểm trên cùng đại diện cho sự cần thiết phải tự hiện thực bản thân. Maslow tin rằng lý do duy nhất mà con người sẽ không biến chuyển được theo hướng tự hiện thực bản thân mình là bởi vì các trở ngại cản trở họ trong  hoàn cảnh xã hội. Ông nói, giáo dục là một trong những lựa chọn thay thế để giảm bớt những trở ngại. Ông đề nghị những cách giáo dục có thể chuyển đổi và giúp con người phát triển nhu cầu ngày một cao. Maslow nói rằng những nhà giáo dục phải đáp ứng các tiềm năng cá nhân và làm cho những cá nhân đó phát triển thành một người theo cách riêng của họ.

  • Nhận xét lý thuyết thứ bậc nhu cầu của Maslow

– Các nghiên cứu chưa xác nhận được sự tồn tại 5 thứ bậc về nhu cầu con người một cách chính xác

– Các nhu cầu xuất hiện không theo thứ bậc như Maslow đã đề nghị mà tùy thuộc nhiều vào cá nhân và hoàn cảnh. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng nhu cầu con người tùy thuộc nhiều vào giai đoạn nghề nghiệp, quy mô của tổ chức và vị trí địa lý

– Không tìm được bằng chứng để hổ trợ cho lý luận của Maslow: nhu cầu này được đáp ứng thì sẽ nảy sinh nhu cầu mới cao hơn

– Nhu cầu an toàn được xếp hạng cao hơn nhu cầu tự hoàn thiện ở những quốc gia như Nhật, Hy lạp

– Nhu cầu xã hội dường như nổi trội hơn ở những quốc gia có tính tập thể như là Mexico và Pakistan

 Lý thuyết thứ bậc nhu cầu của Abraham Maslow

5/5 - (100 Bình chọn)

Báo giá dịch vụ viết thuê luận văn

Luận Văn A-Z  nhận làm trọn gói dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ. Liên hệ ngay dịch vụ viết thuê luận văn của chúng tôi!

UY TÍN - CHUYÊN NGHIỆP - BẢO MẬT

Nhận báo giá Xem thêm

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Bạn cần hỗ trợ?