Lựa chọn thực phẩm công nghiệp – Những thông tin cần biết

Mục lục

Lựa chọn thực phẩm công nghiệp – Những thông tin cần biết

Thực phẩm công nghiệp là những thực phẩm được chế biến sẵn, được bao gói và có thời hạn bảo quản trên 24 giờ. Các thực phẩm này được các đơn vị sản xuất, kinh doanh thực phẩm trong và ngoài nước chế biến để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng về sử dụng các thực phẩm đa dạng mà không cần mất nhiều thời gian chế biến.

Thực phẩm công nghiệp là gì?

Thực phẩm công nghiệp là những thực phẩm được chế biến sẵn, được bao gói và có thời hạn bảo quản trên 24 giờ. Các thực phẩm này được các đơn vị sản xuất, kinh doanh thực phẩm trong và ngoài nước chế biến để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng về sử dụng các thực phẩm đa dạng mà không cần mất nhiều thời gian chế biến. Mỗi năm ước tính số lượng mặt hàng thực phẩm mới gia tăng trên 1.500 mặt hàng.

Bao bì sản phẩm nói cho bạn điều gì?

Toàn bộ thông tin về tính chất và đặc điểm của sản phẩm đều nằm trên nhãn bao bì. Do vậy, cùng với kỹ năng đọc nhãn của mình, các thông tin đầy đủ và chi tiết về sản phẩm trên nhãn bao bì sẽ giúp bạn rất nhiều trong việc tìm hiểu, phân biệt và chọn lựa những sản phẩm có chất lượng tốt, an toàn và phù hợp.

Vậy những nội dung nào trên nhãn bao bì bạn cần quan tâm?

1. Trước hết bạn cần biết tên và nhãn hiệu của sản phẩm. Nhãn hiệu sản phẩm thường là do nhà sản xuất đặt tên cho sản phẩm hay một nhóm sản phẩm để người tiêu dùng dễ nhận biết. Thông qua nhãn hiệu, nhà sản xuất cũng muốn khẳng định chất lượng của sản phẩm mà họ đem đến cho người tiêu dùng. Nhà sản xuất càng nghiêm túc, có uy tín, có sản phẩm với chất lượng phù hợp và ổn định thì nhản hiệu càng nổi tiếng và càng được người tiêu dùng biết tới và thời gian tồn tại càng dài.

2. Tên và địa chỉ của nhà sản xuất hoặc nơi đóng gói: có ghi và ghi rõ ràng, cụ thể hay không. Đây chính là người bảo đảm và chịu trách nhiệm về sản phẩm mà bạn sử dụng. Những sản phẩm mà tên và địa chỉ của nhà sản xuất không ghi hoặc ghi không rõ ràng, viết tắt, dễ gây nhầm lẫn thì rất có thể là hàng nhái, hàng giả. Và khi cần, bạn cũng không biết phải khiếu nại với ai vì không thể xác định được người chịu trách nhiệm đối với sản phẩm.

3. Các thành phần tạo nên sản phẩm, bao gồm cả nguyên liệu và phụ gia thực phẩm (nếu có). Nhờ thành phần nguyên liệu, bạn có thể tìm được đúng loại thực phẩm mà bạn đang cần hoặc có phải là loại thực phẩm mà bạn cần tránh sử dụng.

Ví dụ: Bác sĩ khuyên bạn không nên ăn trứng, như vậy, bạn cần tránh những thực phẩm có một trong những thành phần là trứng.

Bao bi thuc pham
Thông tin đầy đủ và chi tiết về sản phẩm trên nhãn bao bì sẽ giúp bạn rất nhiều trong việc tìm hiểu, phân biệt và chọn lựa những sản phẩm có chất lượng tốt, an toàn và phù hợp.

4. Có thông tin về giá trị dinh dưỡng của sản phẩm không? Giá trị dinh dưỡng thường được thể hiện bằng các chất đa lượng như đạm, béo đường, năng lượng. Một số sản phẩm còn được liệt kê một phần hoặc toàn bộ các chất vi lượng như các loại vitamin, khoáng chất.

Giá trị dinh dưỡng thường được tính trên 1 đơn vị khối lượng hay thể tích (thường là trên 100g hoặc 1 lít; 100ml của sản phẩm) hoặc 1 khẩu phần ăn có trong hướng dẫn (1 serving).

Ở một số sản phẩm, giá trị dinh dưỡng còn được so sánh với nhu cầu khuyến nghị (RDA hoặc DV – Daily Value) để người tiêu dùng có thể biết rằng nếu sử dụng một lượng nhất định nào đó thì có nghĩa cơ thể đã được cung cấp bao nhiêu so với nhu cầu khuyến nghị.

RDA (Recommended Dietary Allowances) hoặc DV (Daily Value): là lượng các chất dinh dưỡng thiết yếu đã biết dựa trên cơ sở khoa học đáp ứng nhu cầu cho một người bình thường trong ngày.

5. Có phải là thực phẩm đặc biệt không? Thực phẩm ăn kiêng, thực phẩm dành cho trẻ em… hoặc thực phẩm có bổ sung các chất dinh dưỡng đặc biệt như Taurin, DHA, sắt, calci…

6. Hướng dẫn sử dụng và hướng dẫn bảo quản: Đây là thông tin rất cần thiết để bạn có thể sử dụng sản phẩm một cách hữu hiệu và tốt nhất. Ví dụ: sản phẩm cần bảo quản lạnh hoặc bảo quản nơi khô mát, đậy kín…

Hãy tìm thông tin nhà sản xuấtNhững sản phẩm nghiêm túc bao giờ cũng có tên và địa chỉ rõ ràng của nhà sản xuất.

7. Hạn sử dụng của sản phẩm chính là thời gian mà sản phẩm còn sử dụng tốt nếu được bảo quản đúng như hướng dẫn. Có hai cách ghi hạn sử dụng thông thường:

Cách 1: Ghi ngày sản xuất và thời hạn bảo quản. Ví dụ: ngày sản xuất là 22/06/01; thời hạn bảo quản là 1 năm, thì sẽ hết hạn sử dụng vào ngày 22/06/02.

Cách 2: Ghi ngày sẽ hết hạn sử dụng. Tiếng Việt thường được ghi bằng chữ “Dùng trước”; “Sử dụng tốt nhất trước”; “Hạn dùng”; “Hạn sử dụng”; hoặc tiếng Anh ghi là “Best Before”; “Use Before”; “Exp.date”.

8. Có áp dụng các biện pháp chế biến đặc biệt không?

Thực phẩm có sử dụng công nghệ biến đổi gen thường được ghi là “Có sử dụng công nghệ gen” hoặc “GMO”. Hiện nay còn rất nhiều tranh cãi trong việc sử dụng loại thực phẩm này.

Thực phẩm áp dụng chiếu xạ thì được ghi là “Thực phẩm chiếu xạ” hoặc “Irradiated food” hoặc có in hình biểu tượng trên bao bì. Tại các nước phát triển, việc đưa chiếu xạ vào chế biến, bảo quản thực phẩm đã được nghiên cứu và áp dụng rộng rãi.

9. Có hay không số công bố chất lượng hoặc sản phẩm được sản xuất theo tiêu chuẩn nào? Đây là nội dung không bắt buộc phải ghi trên bao bì nhưng hầu hết các doanh nghiệp tự nguyện đưa lên.

Số công bố là số mà cơ quan có thẩm quyền cấp xác nhận sản phẩm này đã được công bố chất lượng với những chỉ tiêu chất lượng sản phẩm phù hợp với yêu cầu về vệ sinh và an toàn thực phẩm.

Chỉ có 2 nơi có thẩm quyền cấp số công bố: Bộ Y tế ký hiệu là YT và sở Y tế các tỉnh thành ký hiệu là YT với các chữ cái đầu của tên tỉnh thành cấp. Ví dụ: 0001/2001/CBTC-YT (Bộ Y tế cấp) hoặc 0012/2001/CBTC-YTHCM (Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh cấp); 0214/2001/CBTC-YTHN (Sở Y tế Thành phố Hà Nội cấp).

Một số sản phẩm không ghi số công bố nhưng có thể ghi tiêu chuẩn áp dụng để sản xuất “sản xuất theo TC” kèm theo số của tiêu chuẩn đó. Tiêu chuẩn áp dụng có thể là tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN) hoặc tiêu chuẩn cơ sở (TCCS). TCCS là do chính nhà sản xuất đưa ra.

10. Khối lượng tịnh: là khối lượng của sản phẩm có trong gói, không kể bao bì. Dựa vào khối lượng này, bạn có thể tính toán được lượng thực phẩm cần sử dụng trong bữa ăn gia đình cho cân đối và phù hợp; tính được số thực phẩm dự trữ trong những trường hợp cần thiết và biết được giá thực tế của sản phẩm tính trên 100g hoặc 1kg

Thực phẩm công nghiệp

5/5 - (100 Bình chọn)

Báo giá dịch vụ viết thuê luận văn

Luận Văn A-Z  nhận làm trọn gói dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ. Liên hệ ngay dịch vụ viết thuê luận văn của chúng tôi!

UY TÍN - CHUYÊN NGHIỆP - BẢO MẬT

Nhận báo giá Xem thêm

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Bạn cần hỗ trợ?