Khái niệm về sở hữu trí tuệ

văn học trung đại

Khái niệm về sở hữu trí tuệ

Sở hữu trí tuệ là một thuật ngữ được cấu tạo bởi hai cụm từ là cụm từ “sở hữu” và cụm từ “trí tuệ”. Muốn hiểu rõ khái niệm này, cần phải tìm hiểu nghĩa cả hai cụm từ “sở hữu” và “trí tuệ”.

“Sở hữu” là khái niệm dùng để chỉ sự chiếm hữu của con người đối với tài sản. Sự chiếm hữu như vậy xuất hiện trong quá trình con người lao động sản xuất ra của cải vật chất cho xã hội. Trong quá trình lao động sản xuất này, con người đã tham gia vào các mối quan hệ xã hội- quan hệ sản xuất, đồng thời con người cũng chiếm hữu của cải vật chất để phục vụ cho cuộc sống của mình và phục vụ cho quá trình sản xuất. Đó là quan hệ sở hữu.

Quan hệ sở hữu là quan hệ giữa người với người, trong quá trình lao động sản xuất và chiếm hữu của cải thu được trong quá trình sản xuất đó. Quan hệ sở hữu tồn tại trong mọi chế độ xã hội. Sở hữu là “chiếm hữu, sử dụng và hưởng thụ của cải vật chất trong xã hội” [46, tr.1077]. Của cải vật chất trong xã hội là những giá trị hữu hình hoặc vô hình đem lại lợi ích thiết thực cho người sở hữu. Hay nói cách khác, của cải vật chất này chính là tài sản [46, tr.1096].

Có hai loại tài sản, tài sản hữu hình và tài sản vô hình. Tài sản trí tuệ là tài sản vô hình. “Trí tuệ” là thuật ngữ chỉ “khả năng nhận thức lý tính của con người đạt đến một trình độ nhất định” [40, tr.1280] về một sự vật hay hiện tượng nào đó. Tài sản trí tuệ là kết quả nghiên cứu thông qua hoạt động lao động sáng tạo của con người và đem lại cho người sáng tạo những lợi ích thiết thực. Tài sản trí tuệ là tài sản vô hình. Chúng bộc lộ ra bên ngoài dưới một hình thức khách quan nhất định nhưng bản thân chúng không phải là vật chất mà là sản phẩm của sáng tạo.

Để xác định số lượng và chất lượng của tài sản trí tuệ, người ta không thể dùng các đại lượng đo lường thông thường như cân, đo, đong, đếm, …mà ngược lại, người ta phải căn cứ vào chính nội dung và phạm vi của tài sản trí tuệ được thể hiện dưới hình thức khách quan. Việc chiếm hữu, sử dụng và hưởng thụ tài sản trí tuệ cũng có những đặc điểm riêng so với việc chiếm hữu, sử dụng và hưởng thụ tài sản hữu hình. Các tài sản trí tuệ không mang tính giới hạn và không bị loại trừ. Một bản nhạc, một chương trình phần mềm máy tính sau khi được sáng tác, có thể được hàng triệu người nghe và sử dụng dù cho họ ở bất kỳ đâu trên thế giới.

Từ phân tích ở trên có thể kết luận sở hữu trí tuệ là sở hữu tri thức, sở hữu những sản phẩm sáng tạo của bộ óc con người. Một cách dễ hiểu, sở hữu trí tuệ là việc chiếm hữu, sử dụng và hưởng thụ lợi ích có được từ các sản phẩm sáng tạo đó. Do đặc tính vô hình của tri thức, của loại tài sản trí tuệ nên khó có thể xác định được đặc điểm vật chất của sở hữu trí tuệ.

Một người đầu tư công sức, tiền bạc để viết một cuốn sách nhưng sau khi công bố thì thông tin trong cuốn sách trở thành của chung và ai cũng có thể sử dụng và hưởng thụ thông tin đó. Như vậy, từ giác độ kinh tế, nếu không có một cơ chế hoàn trả chi phí thì sẽ không thể khuyến khích các chủ thể sáng tạo, càng không thể phát triển nền kinh tế dựa trên tri thức. Vì thế, chính sách và pháp luật phải được ban hành để bảo hộ tài sản trí tuệ nhằm xác lập, thừa nhận, củng cố quyền sở hữu trí tuệ, tạo điều kiện cho tài sản trí tuệ phát triển và đóng góp vào sự tăng trưởng kinh tế của đất nước.

Khái niệm về sở hữu trí tuệ

5/5 - (100 Bình chọn)

Báo giá dịch vụ viết thuê luận văn

Luận Văn A-Z  nhận làm trọn gói dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ. Liên hệ ngay dịch vụ viết thuê luận văn của chúng tôi!

UY TÍN - CHUYÊN NGHIỆP - BẢO MẬT

Nhận báo giá Xem thêm

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Bạn cần hỗ trợ?