Khái niệm và vai trò chuỗi cung ứng

Mục lục

Khái niệm và vai trò chuỗi cung ứng

1. Khái niệm chuỗi cung ứng

“Chuỗi cung ứng là sự liên kết với các công ty nhằm đưa sản phẩm hay dịch vụ vào thị trường” – “Fundaments of Logistics Management” của Lambert, Stock và Elleam (1998, Boston MA: Irwin/McGraw-Hill, c.14) “Chuỗi cung ứng bao gồm mọi công đoạn có liên quan, trực tiếp hay gián tiếp, đến việc đáp ứng nhu cầu khách hàng. Chuỗi cung ứng không chỉ gồm nhà sản xuất và nhà cung cấp, mà còn nhà vận chuyển, kho, người bán lẻ và bản thân khách hàng” – “Supplychain management: strategy, planing and operation” của Chopra Sunil và Pter Meindl, (2001, Upper Saddle Riverm NI: Prentice Hall c.1) “Chuỗi cung ứng là một mạng lưới các lựa chọn sản xuất và phân phối nhằm thực hiện các chức năng thu mua nguyên liệu, chuyển đổi nguyên liệu thành bán thành phẩm và thành phẩm, và phân phối chúng cho khách hàng” – “An introduction to supply chain management” Ganesham, Ran and Terry P.Harrison, 1995.

5 TÁC NHÂN THÚC ĐẨY CHUỖI CUNG ỨNG

5 tác nhân thúc đẩy chuỗi cung ứng
5 TÁC NHÂN THÚC ĐẨY CHUỖI CUNG ỨNG

2.Hoạt động của chuỗi cung ứng

Mục đích then chốt của bất kỳ chuỗi cung ứng nào là nhằm thỏa mãn nhu cầu khách  hàng, trong tiến trình tạo ra lợi nhuận cho chính doanh nghiệp. Các hoạt động chuỗi cung ứng bắt đầu với đơn đặt hàng của khách hàng và kết thúc khi khách hàng thanh toán đơn đặt hàng của họ. Thuật ngữ chuỗi cung ứng gợi nên hình ảnh sản phẩm hoặc cung cấp dịch chuyển từ nhà cung cấp đến nhà sản xuất rồi đến nhà phân phối và đến nhà bán lẻ đến khách hàng dọc theo chuỗi cung  ứng. Điều quan trọng là chúng ta phải mường tượng dòng thông tin, sản phẩm và tài chính dọc cả hai hướng của chuỗi này. Trong thực tế, nhà sản xuất có thể nhận nguyên liệu từ vài nhà cung cấp và sau đó cung ứng đến nhà phân phối. Vì vậy, đa số các chuỗi cung ứng thực sự là các mạng lưới. Đây chính là lý do mà người ta thường xem chuỗi cung cấp như là mạng lưới hậu cần. Có 5 lĩnh vực mà các công ty có thể quyết định nhằm xác định năng lực của chuỗi cung ứng: sản xuất, tồn kho, địa điểm, vận tải và thông tin. Các lĩnh vực này là tác nhân thúc đẩy hiệu quả chuỗi cung ứng của công ty.

 3.Những đối tượng tham gia chuỗi cung ứng

Với hình thức đơn giản nhất, một chuỗi cung ứng bao gồm công ty, các nhà cung cấp và khách hàng của công ty đó. Đây là tập hợp những đối tượng tham gia cơ bản để tạo ra một chuỗi cung ứng cơ bản. Những chuỗi cung ứng mở rộng có ba loại đối tượng tham gia truyền thống: •  Loại thứ nhất là nhà cung cấp của các nhà cung cấp hay nhà cung cấp cuối cùng ở vị trí bắt đầu của chuỗi cung ứng mở rộng. •  Loại thứ hai là khách hàng của các khách hàng hay khách hàng cuối cùng ở vị trí kết thúc của chuỗi cung ứng. •  Loại thứ ba là tổng thể các công ty cung cấp dịch vụ cho những công ty khác trong chuỗi cung ứng. Đây là các công ty cung cấp dịch vụ về hậu cần, tài chính, tiếp thị và công nghệ thông tin. Trong chuỗi cung ứng cũng có sự kết hợp của một số công ty thực hiện những chức năng khác nhau. Những công ty đó là nhà sản xuất, nhà phân phối, nhà bán sỉ, nhà bán lẻ và khách hàng cá nhân hay khách hàng là tổ chức. Những công ty thứ cấp này sẽ có nhiều công ty khác nhau cung cấp hàng loạt những dịch vụ cần thiết.

 4.Vai trò của quản trị chuỗi cung ứng

Theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế, trong giai đoạn hội nhập, vai trò của chuỗi cung ứng rất quan trọng. Nhắc đến việc chuỗi cung ứng quyết định sự thành công của thương hiệu, không thể không đề cập hai thương hiệu nổi tiếng là Wal-Mart và Kmart. Năm 1962, khi Wal-Mart ra đời, lúc đó Kmart đã có 63 cửa hàng. Đến năm 2002, Kmart phá sản, Wal-Mart trở thành nhà bán lẻ lớn nhất thế giới. Nói về sự thất bại của Kmart, Tổng Giám đốc Chuck Conaway phải thừa nhận: “Tôi cho rằng chính chuỗi cung ứng là gót chân Archilles của Kmart”. Tiến sĩ Nguyễn Thị Hồng Minh, Tổng Giám đốc Công ty CP Đầu tư và Phát triển hệ thống phân phối VN – VDA, cũng cho rằng: Nếu quản trị chuỗi cung ứng tốt, chi phí thấp sẽ dẫn đến giá sản phẩm thấp, tạo thế mạnh cạnh tranh. Nếu như chi phí cung ứng của Mỹ năm 2005 là 1.183 tỉ USD (chiếm 9,5% GDP), tại Nhật là 11% GDP, Trung Quốc là 21,6% GDP thì theo thống kê chưa chính thức tại VN, chi phí cung ứng dao động từ khoảng 19% – 25% GDP, chính vì vậy giá sản phẩm đến tay người tiêu dùng còn rất cao. Các công ty áp dụng một chuỗi cung ứng hoàn thiện có lợi nhuận cao hơn 12 lần so với các công ty có chuỗi cung ứng không hoàn thiện.

Khái niệm và vai trò chuỗi cung ứng

 

5/5 - (100 Bình chọn)

Báo giá dịch vụ viết thuê luận văn

Luận Văn A-Z  nhận làm trọn gói dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ. Liên hệ ngay dịch vụ viết thuê luận văn của chúng tôi!

UY TÍN - CHUYÊN NGHIỆP - BẢO MẬT

Nhận báo giá Xem thêm

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Bạn cần hỗ trợ?