Khái niệm bảo lãnh, bảo lãnh ngân hàng

Khái niệm bảo lãnh, bảo lãnh ngân hàng

Nghiệp vụ bảo lãnh ra đời không chỉ giúp các ngân hàng đa dạng hóa sản phẩm tăng doanh thu mà còn đáp ứng nhu cầu bảo lãnh nhập khẩu vay vốn trong nước cũng như nước ngoài của các doanh nghiệp.

Bảo lãnh nói chung là sự cam kết của người bảo lãnh thực hiện đầy đủ các quyền lợi và nghĩa vụ thay cho người được bảo lãnh nếu người được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng những cam kết đối với bên yêu cầu bảo lãnh.

Từ khái niệm chung về bảo lãnh, có thể hiểu bảo lãnh ngân hàng dưới nhiều góc độ khác nhau:

– Trong thương mại quốc tế, bảo lãnh ngân hàng được xem như một loại hình tài trợ ngoại thương, nhằm chống đỡ những tổn thất của người thô hưởng bảo lãnh do sự vi phạm nghĩa vụ của bên đối tác liên quan.

– Luật Các tổ chức tín dụng Việt Nam (ngày 12/12/1997) quy định “Bảo lãnh ngân hàng là một trong những hình thức cấp tín dụng, được thực hiện thông qua sù cam kết bằng văn bản của tổ chức tín dụng với bên có quyền về việc thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho khách hàng khi khách hàng không thực hiện nghĩa vụ đã cam kết”.

– Luật Các tổ chức tín dụng Việt Nam sửa đổi năm 2004 quy định: “Bảo lãnh ngân hàng là cam kết bằng văn bản của tổ chức tín dụng với bên có quyền về việc thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho khách hàng khi khách hàng không thực hiện đúng nghĩa vụ đã cam kết; khách hàng phải nhận nợ và hoàn trả cho tổ chức tín dụng số tiền đã được trả thay.

– Trong khoản 1 điều 2 quy chế mới về nghiệp vụ bảo lãnh của các ngân hàng thương mại ban hành theo Quyết định 26/2006/QĐ-NHNN ngày 26/6/2006 của NHNN Việt Nam quy định: “Bảo lãnh ngân hàng là cam kết bằng văn bản  của tổ chức tín dụng (bên bảo lãnh) với bên có quyền (bên nhận bảo lãnh) về việc thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho khách hàng (bên được bảo lãnh) khi khách hàng không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ đã cam kết với bên nhận bảo lãnh. Khách hàng phải nhận nợ và hoàn trả cho tổ chức tín dụng số tiền đã được trả thay”.

bảo lãnh ngân hàng

Như­ vậy, quan hệ bảo lãnh ngân hàng ít nhất bao gồm 3 chủ thể: bên bảo lãnh, bên được bảo lãnh, bên nhận bảo lãnh.

– Người bảo lãnh: Là người phát hành bảo lãnh, theo quyết định 26/2006/QĐ-NHNN là các tổ chức được thành lập, hoạt động theo Luật Các tổ chức tín dụng. Các ngân hàng được Ngân hàng Nhà nước cho phép hoạt động thanh toán quốc tế được thực hiện các loại bảo lãnh mà bên nhận bảo lãnh là các tổ chức và cá nhân nước ngoài.

– Người được bảo lãnh: Là người yêu cầu bảo lãnh, khách hàng được tổ chức tín dụng bảo lãnh  là các tổ chức và cá nhân trong nước và nước ngoài theo quy định của quyết định 26/2006/QĐ- NHNN ngày 26/06/2006.

– Bên nhận bảo lãnh: Là các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước có quyền thụ hưởng bảo lãnh của tổ chức tín dụng.

Khái niệm bảo lãnh, bảo lãnh ngân hàng

5/5 - (100 Bình chọn)

Báo giá dịch vụ viết thuê luận văn

Luận Văn A-Z  nhận làm trọn gói dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ. Liên hệ ngay dịch vụ viết thuê luận văn của chúng tôi!

UY TÍN - CHUYÊN NGHIỆP - BẢO MẬT

Nhận báo giá Xem thêm

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Bạn cần hỗ trợ?