Hoàn thiện chiến lược và mô hình quản lý rủi ro tín dụng

Phương pháp phân tích tài chính

Hoàn thiện chiến lược và mô hình quản lý rủi ro tín dụng

Theo yêu cầu của Ủy ban Basel, cơ cấu tổ chức của ngân hàng thương mại cần có sự thay đổi nhằm thực hiện tốt hơn hoạt động quản lý rủi ro tín dụng. Các ngân hàng thành lập ban quản trị rủi ro, trong đó có các nhà chuyên môn am hiểu sâu sắc về các loại rủi ro ( rủi ro thị trường, rủi ro tín dụng, rủi ro hoạt động,…) để đánh giá được toàn bộ rủi ro của ngân hàng.

Mỗi ngân hàng trong hệ thống phải đề ra chiến lược quản lý rủi ro tín dụng trên cơ sơ phân tích tình hình kinh doanh, đánh giá rủi ro liên quan đến việc cho vay, cũng như khả năng chịu đựng rủi ro của mình. Các biện pháp nhằm hạn chế sự phát sinh nợ xấu có thể dẫn đến sự thu hẹp về quy mô tín dụng, từ đó trực tiếp hạn chế khả năng sinh lời, bởi vậy, ngân hàng cần xác định được mức độ rủi ro có thể chấp nhận được để tiếp tục tìm kiếm lợi nhuận trong hoạt động kinh doanh của mình. Mục tiêu giảm thiểu nợ xấu ở mức độ như thế nào phải được phản ánh rõ ràng trong chiến lược quản lý rủi ro và chiến lược này cần phải được ban điều hành xem xét hàng năm, phải thể hiện được xu hướng tổng thể của kế hoạch kinh doanh tín dụng.

Cũng cần lưu ý rằng, việc giới hạn và chấp nhận một mức độ rủi ro phải phù hợp với phương pháp đo lường rủi ro được ngân hàng lựa chọn và các giới hạn đó phải được sự phê duyệt của HĐQT, đồng thời phải thường xuyên được xác định lại theo định kỳ. Ngân hàng phải quy định các chiến lược, biện pháp và công cụ phòng ngừa rủi ro tín dụng mà ngân hàng có thể sử dụng, phương thức đánh giá mức độ thiệt hại xảy ra trong điều kiện thị trường có biến động xấu xảy ra ngoài dự tính. Ngoài ra cũng phải cân nhắc những tổn thất trong quá trình xây dựng chiến lược quản lý rủi ro tín dụng nói chung, cũng như trong việc quy định việc lập và sử dụng các báo cáo rủi ro tín dụng nói riêng.

Trong chiến lược quản lý rủi ro tín dụng thì nổi bật hơn cả là nội dung về chính sách tín dụng và quy trình tín dụng. Trong bối cảnh hiện nay, các NHTM Việt Nam cũng cần hoàn thiện chính sách quản lý rủi ro tín dụng của đơn vị mình. Mục tiêu của chính sách quản lý rủi ro tín dụng là xác định rõ nội dung cần thực hiện để hạn chế và kiểm soát rủi ro. Trong chính sách này, cần quy định rõ những bộ phận và cá nhân chịu trách nhiệm về các quyết định quản lý rủi ro, quy định việc xây dựng mô hình quản lý rủi ro, thiết lập hệ thống đo lường rủi ro một cách toàn diện, đồng thời đánh giá được tác động của các nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng như rủi ro cá biệt và rủi ro hệ thống.

Đồng thời các ngân hàng cũng cần thiết phải tái cơ cấu bộ máy tổ chức quản trị rủi ro theo hướng bộ phận chuyên trách quản lý, tách bạch bộ máy quản trị rủi ro độc lập với kinh doanh; tiến tới thực hiện quản trị rủi ro theo ngành dọc, giảm dần mức độ ủy quyền phân cấp theo hàng ngang. Nâng cao chất lượng các công cụ đo lường rủi ro và tiếp tục áp dụng các công cụ đo lường rủi ro mới. Thiết lập và tách bạch các nhóm nghiệp vụ như: Quản lý rủi ro; Quản lý tín dụng; Quản lý tài sản Nợ/Có, Quản lý tài chính – kế toán; Quản lý nhân lực; Quản lý thanh khoản; Quản lý công nghệ; Quản lý chiến lược kinh doanh & Marketing; Sau khi nghiên cứu thực trạng mô hình quản lý rủi ro tín dụng của các NHTM VN và những yêu cầu của mô hình quản lý rủi ro tín dụng trong bối cảnh mới, tác giả xin đề xuất về mô hình quản lý rủi ro tín dụng tổng thể như sau: Mô hình này kết hợp giữa ba cách thức bao gồm: sử dụng phương pháp đo lường rủi ro định lượng, tổ chức quản lý rủi ro tập trung với hệ thống kiểm soát kép. Như vậy, mô hình quản lý rủi ro tín dụng được đề xuất cho các NHTM Việt Nam ở đây là:

Sơ đồ 4.1: Đề xuất mô hình quản lí rủi ro tín dụng tổng thể cho các NHTM Việt Nam

Điều kiện thực hiện mô hình quản lý rủi ro tín dụng:

Hệ thống các NHTM Việt Nam có khả năng áp dụng mô hình quản lí rủi ro tổng thể như trên với các điều kiện:

+ Điều kiện về năng lực tài chính: Mô hình đòi hỏi tiềm lực tài chính mạnh để đầu tư vào hệ thống công nghệ, kiện toàn bộ phận kiểm soát nội bộ của NHTM, đồng thời thuê kiểm toán bên ngoài và thực hiện niêm yết cổ phiếu công khai trên thị trường.

+ Điều kiện công nghệ và hệ thống thông tin quản lý: Ngân hàng cần có nền tảng công nghệ vững chắc, hệ thống dữ liệu hoàn chỉnh và hệ thống thông tin quản lý tập trung để có thể tính toán được rủi ro. Ngoài ra ngân hàng cũng cần có hệ thống thông tin nội bộ cũng như hệ thống báo cáo cho cơ quan giám sát NHTW chính xác, kịp thời.

+ Điều kiện nhân sự: Đòi hỏi một đội ngũ chuyên gia về quản lý rủi ro, kiểm soát nội bộ có bề dày kinh nghiệm. Hệ thống nhân viên tham gia đo lường rủi ro tín dụng cần am hiểu về hệ thống tài chính, có kiến thức cơ bản và nâng cao về quản trị rủi ro tín dụng, am hiểu các nguyên tắc của Basel nhất là Basel II, có kiến thức về kinh tế lượng. Thêm vào đó, cần tham khảo và tìm sự hỗ trợ của đội ngũ chuyên gia kiểm toán và các cơ quan tư vấn bên ngoài.

+ Điều kiện về hệ thống quản trị và tổ chức: Hệ thống quản trị và tổ chức đã được kiện toàn, việc phân cấp ủy quyền minh bạch giữa các bộ phận kiểm tra nội bộ và kiểm soát nội bộ của ngân hàng, tránh sự chồng chéo về chức năng và quyền lực. Trong đó, quyền lực tập trung ở HĐQT, thông tin tập trung tại Hội sở chính.

+ Điều kiện thị trường: Đòi hỏi một thị trường tài chính phát triển, tiếp cận được các chuẩn mực quốc tế như Basel II. Các chủ thể đều tham gia thị trường một cách bình đẳng với các hoạt động cạnh tranh lành mạnh.

Kết luận: Việc xác định và xây dựng mô hình quản lý rủi ro tín dụng trong hệ thống NHTM Việt Nam phải được chính bản thân NHTM coi là một quá trình, không tĩnh tại và liên tục phát triển. Mô hình quản lý rủi ro của hệ thống NHTM Việt Nam được đề xuất là mô hình kết hợp giữa: (i) Mô hình đo lường rủi ro định lượng; (ii) Mô hình tổ chức quản lý rủi ro tập trung; (iii) Mô hình kiểm soát rủi ro tín dụng kép. Việc các NHTM lựa chọn mô hình nào và được áp dụng trong giai đoạn nào là phụ thuộc vào các điều kiện nội tại của NHTM, các chiến lược cụ thể của chính ngân hàng, nhưng có
thể nói mô hình quản lý rủi ro tổng thể ở trên là cái đích dài hạn mà tất cả các NHTM Việt Nam cần hướng đến.

Tuy nhiên, thực tế hiện nay cho thấy, các NHTM quy mô nhỏ, năng lực tài chính yếu, điều kiện về công nghệ và hệ thống quản trị chưa được kiện toàn…chưa đủ điều kiện để áp dụng mô hình này. Bởi vậy, để hướng tới việc áp dụng mô hình, cần có một sự liên kết nhất định với nhau về mặt công nghệ, thông tin và quản trị để đáp ứng các điều kiện vận hành của mô hình.

[feat_text title=”Bài Viết Cùng Serial : Các giải pháp tăng cường quản lý nợ xấu tại các NHTM Việt Nam” icon=”screen”]
  1. Hoàn thiện chiến lược và mô hình quản lý rủi ro tín dụng
  2. Nâng cao sức mạnh tài chính nhằm quản lý nợ xấu
  3. Phát triển công nghệ ngân hàng nhằm quản lý nợ xấu
  4. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nhằm quản lý nợ xấu
  5. Đẩy mạnh hoạt động kiểm tra, kiểm soát nội bộ của NHTM
  6. Hoàn thiện mô hình chấm điểm xếp hạng tín dụng nội bộ doanh nghiệp
[/feat_text]

Hoàn thiện chiến lược và mô hình quản lý rủi ro tín dụng

5/5 - (100 Bình chọn)

Báo giá dịch vụ viết thuê luận văn

Luận Văn A-Z  nhận làm trọn gói dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ. Liên hệ ngay dịch vụ viết thuê luận văn của chúng tôi!

UY TÍN - CHUYÊN NGHIỆP - BẢO MẬT

Nhận báo giá Xem thêm
Bạn cần hỗ trợ?