Đề xuất về cách thức hội tụ kế toán cho Việt Nam

kiểm toán

Mục lục

Đề xuất về cách thức hội tụ kế toán cho Việt Nam

1. Nghiên cứu cách thức hội tụ kế toán trên thế giới

Để có thể đề xuất cách thức hội tụ kế toán quốc tế phù hợp với đặc điểm của Việt Nam, trước hết cần nghiên cứu cách thức hội tụ của một số các quốc gia trên thế giới và trong khu vực. Như đã trình bày ở chương 2, có ba cách thức hội tụ cơ bản là:

– Hội tụ toàn bộ, trong cách thức này, các quốc gia chấp nhận toàn bộ chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế bao gồm cả chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế cho DNNVV hầu như không có bất cứ điều chỉnh nào.

– Hội tụ theo hướng tiệm cận, các quốc gia theo hướng này không chấp nhận toàn bộ chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế mà điều chỉnh, bổ sung hệ thống hiện hành để “tiệm cận” với chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế theo một lộ trình nhất định.

– Hội tụ từng phần, đây là cách thức trung gian trong đó việc hội tụ được tiến hành khác nhau đối với những đối tượng khác nhau.

2. Khảo sát ý kiến chuyên gia

Trên cơ sở các cách thức trên, tác giả khảo sát ý kiến các chuyên gia về quan điểm của họ đối với cách thức hội tụ. Sau đó, tiến hành phân tích ưu, nhược điểm của từng cách thức. Từ đó, tác giả đề xuất quan điểm của tác giả.

(1). Hội tụ kế toán toàn bộ

Có một chuyên gia nghiên cứu đề nghị áp dụng chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế (bao gồm cả chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế cho DNNNV) cho tất cả các doanh nghiệp Việt Nam theo chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế trong thời gian từ 3 – 4 năm tới. Qua thảo luận, các ưu, nhược điểm được phân tích như sau:

Về ưu điểm

– Cách thức này hội tụ toàn bộ với quốc tế mà không cần bất kỳ sự điều chỉnh hay chuyển đổi nào do đó tiết kiệm đáng kể chi phí và thời gian soạn thảo chuẩn mực. Philippines là một ví dụ khi tổ chức lập quy chỉ tập trung vào việc tham gia chung với IASB (thảo luận, góp ý dự thảo…) và xây dựng các hướng dẫn áp dụng phù hợp quốc gia. Cách làm này cũng giảm rủi ro không theo kịp với chuẩn mực quốc tế vì trong thời gian soạn thảo chuẩn mực quốc gia thì chuẩn mực quốc tế đã thay đổi.

– Đảm bảo thông tin minh bạch và chất lượng cao cho báo cáo tài chính doanh nghiệp, từ đó tạo cơ hội để tiếp cận với thị trường vốn quốc tế, thúc đẩy phát triển kinh tế nhanh chóng.

Nhược điểm

– Sự khác biệt về các yếu tố môi trường đã hình thành những đặc trưng trong hệ thống kế toán các quốc gia. Do đó, việc áp dụng cách thức hội tụ toàn bộ khó có thể phù hợp.

– Sự khác biệt về ngôn ngữ là hạn chế quan trọng trong việc áp dụng chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế cho tất cả các doanh nghiệp, do trở ngại khi tiếp cận với những thay đổi nhanh chóng của chuẩn mực quốc tế.

– Cơ sở hạ tầng kế toán là những cản trở của chính các quốc gia trong quá trình áp dụng toàn bộ.

[message type=”e.g. information, success”]Xem thêm : Các lý thuyết cơ bản trong hội tụ kế toán quốc tế[/message]

(2). Hội tụ kế toán theo hướng tiệm cận

Có ba chuyên gia thực tế đề xuất Việt Nam nên hội tụ theo lộ trình. Đối với quan điểm này, Việt Nam cần điều chỉnh dần các chuẩn mực kế toán Việt Nam theo chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế với những đặc điểm của Việt Nam và như thế theo thời gian các chuẩn mực Việt Nam sẽ dần phù hợp và tiến tới thống nhất với chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế. Đây cũng chính là cách thức được đề xuất bởi nhiều nghiên cứu ở Việt Nam như đã trình bày trên của Đặng Thái Hùng (2008), Đoàn Xuân Tiên (2008), Tăng Thị Thanh Thủy (2009)…. Ưu nhược điểm của cách thức này là gần như là sự đảo ngược lại của cách thức thứ nhất.

Về ưu điểm

– Ít gây sự xáo trộn hay tranh luận vì có thể bảo vệ nhiều nhất đặc thù quốc gia trong quá trình hội nhập.

– Không gặp trở ngại về ngôn ngữ vì quá trình chuyển hóa từng bước chậm rãi và qua nhiều tầng nấc trung gian.

– Không đòi hỏi hạ tầng nền tảng kế toán cao.

– Một ưu điểm khác của cách thức này là tránh né được những khó khăn trong giai đoạn hiện tại, điển hình như bất cập trong việc hội tụ của Hoa Kỳ, các chuẩn mực quốc tế liên tục thay đổi gây khó khăn cho các quốc gia ít có sự tham gia vào quá trình xây dựng chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế.

Nhược điểm

– Chi phí nhìn bên ngoài thì không lớn nhưng thực chất không giảm vì phải duy trì trong một quá trình lâu dài và chỉnh sửa nhiều lần nhưng vẫn cứ lạc hậu.

– Nhược điểm lớn nhất là chuẩn mực kế toán luôn bị đánh giá thấp về mức độ hội tụ, chất lượng báo cáo tài chính kém không tạo được niềm tin của các nhà đầu tư.

(3). Hội tụ từng phần

Quan điểm này nhận được sự đồng tình với sáu chuyên gia, trong đó gồm ba chuyên gia nghiên cứu và ba chuyên gia thực tế. Theo quan điểm của các chuyên gia này, hội tụ từng phần được tiếp cận khác nhau cho những đối tượng khác nhau.

Đối với đối tượng được xem là quan trọng hay nhạy cảm như công ty niêm yết hoặc liên quan đến các ngành như ngân hàng, bảo hiểm nên bắt buộc áp dụng chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế trong thời gian 3 – 5 năm tới. Tất cả các chuyên gia đều ủng hộ hội tụ các doanh nghiệp nhà nước có qui mô lớn là đối tượng áp dụng chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế. Trong khi đó, khu vực còn lại áp dụng chuẩn mực hiện hành nhưng điều chỉnh dần cho phù hợp với chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế theo những đặc điểm riêng của Việt Nam. So với quan điểm trên, quan điểm hội tụ theo từng phần có ưu, nhược điểm:

Về ưu điểm

– Đáp ứng xu thế hội tụ kế toán quốc tế.

– Nâng cao chất lượng thông tin, thuận lợi cho phát triển kinh tế

– Tránh được những biến động cho DNNVV.

Nhược điểm

– Vẫn phải chịu áp lực nhất định về hội tụ quốc tế

– Tác động một phần đến các doanh nghiệp niêm yết và các đối tượng khác được xếp vào diện bắt buộc áp dụng chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế.

3. Đề xuất về cách thức hội tụ kế toán cho Việt Nam

Để có thể chọn lựa một cách thức phù hợp cho trong ba cách thức trên, cần xem xét thêm các đặc điểm của Việt Nam. Trong chương 3 việc nghiên cứu về điều kiện cần và đủ của việc ban hành các chuẩn mực của IASB mà Việt Nam còn thiếu cho thấy một mâu thuẫn căn bản của quá trình tiếp tục hoàn thiện hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam là nhiều vấn đề mới đã phát sinh trong thực tế Việt Nam nhưng điều kiện Việt Nam lại không dễ dàng để triển khai vào thực tiễn. Trên cơ sở các phân tích dưới đây, luận án đề xuất cách thức hội tụ cho Việt Nam là cách thức hội tụ từng phần. Các luận điểm của tác giả là:

(1). Việt Nam không có những điều kiện đủ để chọn lựa hội tụ toàn bộ

Hội tụ toàn bộ là cách thức mà các quốc gia EU, Úc, Singapore và Philippines lựa chọn. Tuy nhiên Việt Nam không thể áp dụng cách thức này bởi lẽ Việt Nam không có các đặc điểm tương tự như các quốc gia trên. Singapore và Philippines dù là các quốc gia mới phát triển và thuộc châu Á, tuy nhiên họ có một số đặc điểm riêng, đó là:

– Tiếng Anh là ngôn ngữ chính thức của cả Singapore và Philippines bên cạnh một số ngôn ngữ địa phương. Việc giải thích các chuẩn mực cho mọi quy mô doanh nghiệp là điều khả thi với họ nhưng không thể thực hiện tại Việt Nam, khi tiếng Anh vẫn còn là một điểm yếu cho thị trường lao động Việt Nam.

– Tổ chức nghề nghiệp và kinh nghiệm hoạt động quốc tế của Hội Kế toán công chứng Singapore (ICPAS) và Hội Kế toán công chứng Philippines (PICPA) đều ở vị trí cao ở khu vực châu Á. Hội Kế toán công chứng Philippines thành lập từ năm 1929 với gần 20.000 thành viên trong một quốc gia có 118.000 người có bằng kế toán viên công chứng. Một lãnh đạo của Hội Kế toán công chứng Philippines là Chủ tịch của Hội đồng của Liên đoàn kế toán quốc tế (IFAC) nhiệm kỳ 1982 – 1985 (World Bank, 2011b). Hội Kế toán công chứng Singapore thành lập năm 1963 hiện có 25.000 thành viên và là một tổ chức tích cực tham gia các hoạt động của IFAC, IASB… Tổ chức nghề nghiệp ở Việt Nam còn non trẻ, số lượng thành viên chưa nhiều và chỉ tham dự hơn là tham gia các hoạt động lập quy trong nước cũng như ngoài nước.

– Cả hai quốc gia đều có thị trường chứng khoán quan trọng nên việc áp dụng chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế là một yêu cầu cấp thiết. Giá trị vốn hóa của thị trường chứng khoán Philippines năm 2011 là 165 tỷ USD (so với GDP 2011 là 213 tỷ USD, tỷ lệ 77,5%), của Singapore là 598 tỷ USD (so với GDP 2011 là 260 tỷ USD, tỷ lệ 230%)4. Thị trường chứng khoán Việt Nam chưa đủ lớn mạnh để trở thành động cơ chính cho việc hội tụ toàn bộ, không có bất kỳ điều chỉnh nào với chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế.

(2). Những bất lợi của cách thức hội tụ theo hướng tiệm cận

Hội tụ theo hướng tiệm cận là cách thức được các quốc gia như Hoa Kỳ, Trung quốc và một số quốc gia trong khu vực như Thái lan, Indonesia áp dụng. Cách thức này ngày càng tỏ ra bất lợi. Việc mất quá nhiều thời gian trong việc thay đổi dần dần các chuẩn mực cũng như rủi ro không đồng bộ và luôn bị lạc hậu là một thách thức cho các quốc gia theo cách thức này. Dù đã thực hiện khá lâu, việc hội tụ của Hoa Kỳ vẫn còn không ít trắc trở. Đối với Thái Lan và Indonesia, dù đã nỗ lực hàng chục năm, cả hai quốc gia này đều bị khuyến cáo trong Báo cáo của Nhóm quan sát chuẩn mực và quy định thuộc Ngân hàng thế giới về khoảng cách giữa chuẩn mực quốc gia và quốc tế cần phải thu hẹp hơn nữa.

Từ những vấn đề trên, tác giả đề xuất cách thức cho Việt Nam là hội tụ từng phần. Với cách thức này sẽ giúp Việt Nam đạt được mục tiêu của quá trình hội tụ, cụ thể:

– Việt Nam có kinh nghiệm phát triển song song hệ thống chuẩn mực bên cạnh Chế độ kế toán doanh nghiệp. Việc lựa chọn cách thức hội tụ từng phần giúp Việt Nam khai thác kinh nghiệm này trong việc bắt buộc áp dụng chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế cho một số đối tượng và phát triển các chuẩn mực riêng của Việt Nam cho một số đối tượng khác.

– Các điểm yếu của Việt Nam như đã đề cập trong chương 3 về cơ sở hạ tầng kế toán yếu, đặc thù pháp lý, văn hóa, kinh tế cũng như trở ngại ngôn ngữ… có thể hạn chế bớt thông qua khi tiếp cận dựa trên hai hệ thống. Các công ty niêm yết, các tổ chức ngân hàng hoặc các tổ chức tương tự có thể đầu tư nhiều nguồn lực hơn để sớm tiếp cận với chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế. Các doanh nghiệp không niêm yết, quy mô nhỏ hơn có thể tiếp cận từng bước và đầu tư nâng cao năng lực khi chuẩn bị bước vào thị trường vốn.

Những thuận lợi của cách hội tụ này được nhiều quốc gia nhận thấy như đã phân tích ở trên, ngay cả những quốc gia có một số thuận lợi để áp dụng chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế toàn bộ như Malaysia hay Hồng Kông.

Đề xuất về cách thức hội tụ kế toán cho Việt Nam

5/5 - (100 Bình chọn)

Báo giá dịch vụ viết thuê luận văn

Luận Văn A-Z  nhận làm trọn gói dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ. Liên hệ ngay dịch vụ viết thuê luận văn của chúng tôi!

UY TÍN - CHUYÊN NGHIỆP - BẢO MẬT

Nhận báo giá Xem thêm

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Bạn cần hỗ trợ?