Chiến lược phát triển của các ngân hàng nông nghiệp trong khu vực

nguồn nhân lực

Một số nhận xét về chiến lược phát triển các ngân hàng nông nghiệp trong khu vực

Chiến lược phát triển các ngân hàng nông nghiệp trong khu vực có những thành tựu như sau :

Thứ nhất, hoạt động của các ngân hàng này chủ yếu là cung cấp tín dụng cho các hộ nông dân, các đối tượng sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp và các dự án nhằm hỗ trợ phát triển khu vực nông thôn. Nguồn thu từ hoạt động dịch vụ còn chiếm một tỷ lệ nhỏ. Do vậy, các ngân hàng đều có xu hướng đẩy mạnh phát triển các sản phẩm dịch vụ phi tín dụng, các dịch vụ ngân hàng hiện đại.

Thứ hai, với sứ mệnh nhằm phục vụ cho sự phát triển của khu vực nông nghiệp, nông thôn, các ngân hàng BAAC, NABARD, LANDBANK … bên cạnh chiến lược đa dạng hoá danh mục các sản phẩm dịch vụ, cung cấp các dịch vụ ngân hàng hiện đại còn đặc biệt chú trọng đến việc nâng cao chất lượng phục vụ và tính tiện ích của các sản phẩm dịch vụ truyền thống như cho vay, chuyển tiền, nhận tiền gửi…Các dịch vụ ngân hàng chủ yếu hướng đến việc đáp ứng các nhu cầu thiết yếu của người dân như dịch vụ thu hộ tiền điện, nước, gas, điện thoại,…các loại tiền thuế, bảo hiểm…

Thứ ba, do đặc thù phục vụ địa bàn nông nghiệp, nông thôn, phạm vi hoạt động trên diện rộng, đặc biệt ở cả các vùng sâu, vùng xa, các ngân hàng này chủ yếu xây dựng mô hình tổ chức theo hướng: màng lưới các chi nhánh được sắp xếp theo địa giới hành chính còn cơ cấu các phòng/ban tại trụ sở chính được kết cấu và phân theo chức năng nhiệm vụ.

Thứ tư, với màng lới hoạt động rộng khắp, nằm rải rác tại tất cả các tỉnh thành, vùng sâu, vùng xa ( giống như NHNoVN), các ngân hàng nông nghiệp trong khu vực đều thiết lập hệ thống các văn phòng khu vực (NABARD) hoặc Ban quản lý chi nhánh (BAAC) để quản lý hoạt động của các chi nhánh được tập trung và hiệu quả.

Thứ năm, cung cấp dịch vụ tài chính – ngân hàng cho các đối tượng khách hàng trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, các ngân hàng nông nghiệp luôn phải đối mặt với một loạt các yếu tố rủi ro, không chỉ là những rủi ro trong hoạt động kinh doanh như các ngân hàng thương mại khác mà còn một loạt các rủi ro do yếu tố thời tiết, mùa vụ, dịch bệnh… tác động. Do vậy, hoạt động quản trị rủi ro được đặc biệt coi trọng trong công tác quản trị ngân hàng .

Bên cạnh đó, công tác kiểm tra kiểm toán nội bộ cũng được chú trọng. Tại phần lớn các ngân hàng nông nghiệp trong khu vực đều duy trì mô hình Uỷ ban Quản lý rủi ro và Uỷ ban kiểm tra, kiểm toán đứng độc lập hoàn toàn với các phòng ban, bộ phận khác và chịu sự quản lý trực tiếp của Hội đồng quản trị. Mô hình này nhằm đảm bảo tính hiệu quả trong công tác quản lý rủi ro và tính độc lập, công khai, minh bạch trong hoạt động kiểm tra, kiểm toán.

Thứ sáu, mô hình tổ chức tại các chi nhánh cũng có sự gắn kết chặt chẽ với chức năng, nhiệm vụ của mỗi ngân hàng. Tại các ngân hàng kinh doanh đa năng có phạm vi hoạt động trên cả hai khu vực thành thị và nông thôn (ABC, BRI) đều xây dựng một hệ thống các phòng ban bao trùm các mảng hoạt động nghiệp vụ như khối dịch vụ ngân hàng cá nhân, khối dịch vụ ngân hàng doanh nghiệp, khối phát triển nông nghiệp, nông thôn, bộ phận thẻ, bộ phận kinh doanh ngoại hối…

Trong khi đó, với các ngân hàng phục vụ chủ yếu cho khu vực nông nghiệp, nông thôn (BAAC, NABARD) các phòng ban tại chi nhánh được xây dựng theo mô hình đơn giản, gọn nhẹ chỉ bao gồm phòng Kinh doanh, Kế toán và phòng Hành chính.

[feat_text title=”Bài Viết Cùng Serial” icon=”screen”]

1. Kinh nghiệm chiến lược phát triển Ngân hàng Thái Lan (BAAC) trong bối cảnh hội nhập

2. Kinh nghiệm chiến lược phát triển Ngân hàng Indonesia (BRI) trong bối cảnh hội nhập

3. Kinh nghiệm chiến lược phát triển Ngân hàng Ấn Độ (NABARD) trong bối cảnh hội nhập

4. Kinh nghiệm chiến lược phát triển Ngân hàng Trung Quốc (ABC) trong bối cảnh hội nhập

5. Kinh nghiệm chiến lược phát triển Ngân hàng Phillipine (LANDBANK) trong bối cảnh hội nhập

6. Một số nhận xét về chiến lược phát triển các ngân hàng nông nghiệp trong khu vực

7. Bài học kinh nghiệm cho Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam

[/feat_text]

Một số nhận xét về chiến lược phát triển các ngân hàng nông nghiệp trong khu vực

5/5 - (100 Bình chọn)

Báo giá dịch vụ viết thuê luận văn

Luận Văn A-Z  nhận làm trọn gói dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ. Liên hệ ngay dịch vụ viết thuê luận văn của chúng tôi!

UY TÍN - CHUYÊN NGHIỆP - BẢO MẬT

Nhận báo giá Xem thêm

4 thoughts on “Chiến lược phát triển của các ngân hàng nông nghiệp trong khu vực

  1. Pingback: Kinh nghiệm chiến lược phát triển Ngân hàng Ấn Độ (NABARD) trong bối cảnh hội nhập - Viết Thuê Luận Văn Thạc Sĩ

  2. Pingback: Kinh nghiệm chiến lược phát triển Ngân hàng Trung Quốc (ABC) trong bối cảnh hội nhập - Viết Thuê Luận Văn Thạc Sĩ

  3. Pingback: Các yếu tố tác động đến hoạt động Agribank trong bối cảnh hội nhập - Viết Thuê Luận Văn Thạc Sĩ

  4. Pingback: Hoạt động của ngân hàng thương mại - Viết Thuê Luận Văn Thạc Sĩ

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Bạn cần hỗ trợ?