Chiến lược phát triển bền vững của Trung Quốc

Định nghĩa về phân phối hàng hóa và chức năng

Chiến lược phát triển bền vững của Trung Quốc

1. Những vấn đề đặt ra trong phát triển kinh tế – xã hội

Sau hơn 20 năm cải cách và mở cửa, nền kinh tế Trung Quốc trở thành một trong những trung tâm hội nhập kinh tế quốc tế năng động và hiệu quả. Tốc độ tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc đứng vào hàng cao nhất thể giới (9,5-9,8%) trong 10 năm gần đây. Cơ cấu ngành, cơ cấu thành phần kinh tế, cơ cấu lao động chuyển dịch rất tích cực theo xu hướng toàn cầu hoá, hướng mạnh về xuất khẩu. Trung Quốc đang nỗ lực phấn đấu để trở thành một cường quốc kinh tế thế giới trong thế kỷ XXI. Nhờ đạt được những thành tựu to lớn về kinh tế, các vấn đề xã hội ở Trung Quốc được giải quyết theo hướng tích cực: mức sống của dân cư không ngừng được cải thiện; chi phí cho giáo dục tăng lên, đạt 2,1% GDP; công tác chăm sóc sức khoẻ dân cư đã được tăng cường, ngân sách nhà nước chi cho y tế đạt 1,9% GDP; công tác xoá đói giảm nghèo thực hiện có hiệu quả, tỷ lệ dân cư sống dưới mức nghèo khổ (2 USD/ngày) đã giảm từ 55-60%, xuống còn 25-30%.

Tuy nhiên, cùng với những thành quả trên đây, Trung Quốc đã và đang gặp phải những mặt trái của sự tăng trưởng, đó là:

– Nền kinh tế tăng trưởng nóng: hệ thống kinh tế của Trung Quốc phát triển quá rộng trong một thời gian dài. Dường như cả đất nước là một công trường xây dựng khổng lồ, tiêu tốn nhiều tài nguyên thiên nhiên. Năm 2003, Trung Quốc tiêu thụ 40% xi măng, 27% thép và 31% than của thế giới. Do chạy theo tốc độ tăng trưởng kinh tế ở mức cao bằng mọi giá, nên tính hiệu quả không được đảm bảo. Bên cạnh đó, Trung Quốc đẩy nhanh tăng trưởng nền kinh tế hướng mạnh về xuất khẩu. Điều này có nghĩa là sản xuất công nghiệp của Trung Quốc phụ thuộc lớn vào thị trường ngoài nước và để thâm nhập vào thị trường ngoài nước, Trung Quốc luôn vấp phải những rào cản thương mại khó lường.

– Dân số Trung Quốc quá lớn, khoảng cách giữa người giàu – nghèo, giữa thành thị – nông thôn, giữa ven biển và nội địa ngày càng rộng tới mức báo động, tình trạng thất nghiệp gia tăng.

– Tình trạng ô nhiễm môi trường ngày càng trở lên nghiêm trọng.

– Quá trình đô thị hoá nhanh làm nhiều nông dân mất đất, thiếu việc làm.

Những thách thức trên đây buộc chính phủ Trung Quốc phải điều chỉnh chiến lược phát triển đất nước theo hướng phát triển bền vững, nhằm giải quyết các vấn đề kinh tế, xã hội. môi trường nảy sinh do sự tăng trưởng quá “nóng” của nền kinh tế.

2. Quá trình xây dựng và thực hiện chiến lược phát triển bền vững

Chương trình nghị sự 21 hay chiến lược phát triển bền vững của Trung Quốc được xây dựng năm 1994 và được chính phủ Trung Quốc thông qua với tên gọi “Chương trình Nghị sự 21 Trung Quốc – sách trắng về dân số, môi trường và phát triển của Trung Quốc trong thế kỷ 21”. Do đặc thù của Trung Quốc là quốc gia đông dân nhất thế giới, nên trong Chương trình nghị sự 21 của mình, vấn đề dân số được đặt ở vị trí quan tâm hàng đầu. Chiến lược phát triển bền vững được lồng ghép vào trong tất cả các chính sách và kế hoạch của các bộ ngành và địa phương. Sự quan tâm của công chúng đối với phát triển bền vũng đã gia tăng; nhiều văn bản pháp luật nhà nước có liên quan đến phát triển bền vững đã được phê duyệt và có hiệu lực.

Chiến lược phát triển bền vững của Trung Quốc gồm 4 nội dung lớn là: chiến lược tổng thể về phát triển bền vững; phát triển xã hội bền vững; phát triển kinh tế bền vững; bảo vệ các nguồn tài nguyên thiên nhiên và môi trường và được xây dựng dựa trên các định hướng và nguyên tắc cơ bản sau:

– Tập trung vào con người.

– Hài hoà giữa xã hội và tự nhiên.

– Phát triển kinh tế gắn liền với hoàn thiện chất lượng cuộc sống của nhân dân.

– Tìm kiếm sự đột phá thông qua khoa học công nghệ và đổi mới thể chế.

– Cam kết về sự phát triển kinh tế – xã hội với dân số, nguồn tài nguyên và môi trường.

Để thực hiện thành công chiến lược phát triển bền vững, Trung Quốc đã đặt sự quan tâm thích đáng đến các điều kiện đảm bảo cho việc thực hiện chiến lược, đó là:

– Xây dựng hệ thống pháp luật mạnh về phát triển bền vững và đảm bảo việc thực hiện luật.

– Đảm bảo nguồn tài chính, xây dựng các chế tài và cơ chế thúc đẩy phát triển bền vững.

– Đẩy mạnh công tác giáo dục và xây dựng năng lực phát triển bền vững.

– Huy động tổng lực sức mạnh quần chúng và đông đảo các tầng lớp dân cư, các tổ chức xã hội tham gia vào công cuộc phát triển bền vững.

Trong giai đoạn đầu, chiến lược phát triển bền vững của Trung Quốc ưu tiên tập trung vào thực hiện các nội dung sau:

(1) Xây dựng năng lực phát triển bền vững, bao gồm: ban hành và sửa đổi luật pháp, xây dựng các chính sách, giáo dục và đào tạo, huy động lực lượng tham gia.

(2) Phát triển nông nghiệp bền vững: hình thành chiến lược phát triển nông nghiệp và xây dựng các dự án thí điểm về phát triển nông nghiệp thân thiện với môi trường và các sản phẩm xanh.

(3) Thực hiện sản xuất sạch hơn và phát triển công nghiệp BVMT.

(4) Xây dựng và phát triển năng lượng sạch và giao thông.

(5) Bảo tồn và sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên theo địa phương, vùng lãnh thổ.

(6) Phòng chống ô nhiễm môi trường.

(7) Thực hiện giảm nghèo và phát triển vùng.

(8) Giải quyết vấn đề ô nhiễm, bảo vệ sức khoẻ cho cộng đồng.

(9) Góp phần thay đổi môi trường toàn cầu và bảo tồn đa dạng sinh học.

Những hành động và tiến bộ trong việc thực hiện Chiến lược phát triển bền vững của Trung Quốc bao gồm các nội dung chính sau:

– Đưa yêu cầu phát triển bền vững vào quá trình quy hoạch và ra quyết định.

– Ban hành và cải thiện luật pháp và quy chế.

– Sự tham gia và ủng hộ sâu rộng của công chúng.

– Xây dựng các chiến lược phát triển hoặc kế hoạch hành động để thực hiện.

– Dựa vào khoa học công nghệ.

Kinh nghiệm của Trung Quốc cũng cho thấy, để xây dựng và thực thi thành công chiến lược phát triển bền vững cần lưu ý một số vấn đề quan trọng, cấp bách là:

– Cần có sự đồng thuận của tất cả các bên có liên quan.

– Nỗ lực tập thể của các cơ quan chính phủ.

– Quy trình từ trên xuống.

Chiến lược phát triển bền vững của Trung Quốc đã đặt ra những mục tiêu và hướng dẫn hành động cho phát triển kinh tế – xã hội, phù hợp, hài hoà với các yêu cầu về môi trường, tài nguyên và dân số. Đó chính là sự thể hiện lòng quyết tâm và mong muốn của chính phủ và nhân dân Trung Quốc cùng hành động với thế giới nhằm tìm kiếm con đường phát triển tối ưu, đảm bảo cho sự PTBV. Phát triển bền vững chưa từng có tiền lệ trong lịch sử, nhưng Trung Quốc đã cam kết và thực hiện trên thực tế, thông qua các kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội của đất nước góp phần vào quá trình phát triển bền vững của thế giới.

Chiến lược phát triển bền vững của Trung Quốc

5/5 - (100 Bình chọn)

Báo giá dịch vụ viết thuê luận văn

Luận Văn A-Z  nhận làm trọn gói dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ. Liên hệ ngay dịch vụ viết thuê luận văn của chúng tôi!

UY TÍN - CHUYÊN NGHIỆP - BẢO MẬT

Nhận báo giá Xem thêm

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Bạn cần hỗ trợ?