CAMEL (hoặc CAMEL mở rộng – CAMEL HIS)

Quá trình phát triển của hệ thống ngân hàng

CAMEL (hoặc CAMEL mở rộng – CAMEL HIS)

 

Hệ thống CAMEL phân tích năm khía cạnh truyền thống được xem là quan trọng nhất trong hạot động của một trung gian tài chính. Năm lĩnh vực phản ánh các điều kiện tài chính và khả năng hoạt động nói chung của một TCTD, được miêu tả như sau

 C (capital)- Khả năng tự cân đối vốn: Đây là phần vốn chủ sở hữu của TCTD và khả năng của TCTD đáp ứng các món vay ngày càng mở rộng cũng như các định hướng phát triển tài sản tiềm năng mà TCTD cần đạt được. Hệ thống phân tích CAMEL xem xét khả năng của TCTD trong việc huy động thêm vốn chủ sở hữu trong trường hợp thua lỗ và khả năng cũng như chính sách để thiết lập dự trữ trong trường hợp có rủi ro hoạt động.

Các chỉ tiêu sử dụng để phân tích vốn

  • Cơ cấu vốn, tập trung vào mức độ quan trọng tương đối của vốn cấp 1, cấp 2: Vốn cấp 2 tối đa bằng 100% vốn cấp 1
  • Chất lượng của các cổ đông có ảnh hưởng lớn
  • Tuân thủ quy định về mức vốn tối thiểu cần thiết (CAR) – (8%)
  • Hệ số đòn bẩy tài chính L = tổng nợ phải trả/Vốn chủ sở hữu (avg 12.5)
  • Hệ số tạo vốn nội bộ (internal capital generation) ICG (%) = Lợi nhuận không chia/Vốn cấp 1 (>12%)
  • Chất lượng và khả năng tài chính của các cổ đông
  • Sự tham gia của các cổ đông trong ban giám đốc và quyền biểu quyết
  • Những thay đổi như dự kiến trong cơ cấu vốn góp
  • Chỉ số vốn dự trữ = Dự trữ mất vốn thực tế/Dự phòng mất vốn điều chỉnh theo CAMEL
  1. A (assets) – Chất lượng tài sản. Chất lượng nói chung của các món vay và các tài sản khác, bao gồm các khoản cho vay cơ sở hạ tầng. Điều này đòi hỏi việc xem xét phải xem xét sự phù hợp của hệ thống phân loại các món vay, quá trình thu thập thông tin và các chính sách xoá nợ.
  • Danh mục cho vay/tổng TS = Dư nợ tín dụng/Tổng TS có (?)
  • Tốc độ tăng trưởng tín dụng (credit growth rate) = [Dư nợ tín dụng cuối kỳ – dư nợ tín dụng đầu kỳ]/ Dư nợ tín dụng cuối kỳ (?)
  • Tỷ trọng dư nợ theo ngành = Dư nợ tín dụng theo ngành /dư nợ tín dụng (?)
  • Tỷ lệ nợ xấu/tổng dư nợ (1,5% theo chuẩn quốc tế, 3,5% theo chuẩn Úc)
  • Tỷ lệ nợ quá hạn/Tổng dư nợ (VN: 3%, QT: 5%)
  • Nợ các nhóm/tổng dư nợ

 

  1. M (management) – Quản lý: Các chính sách về quản lý con người, các chính sách quản lý chung của tổ chức, các hệ thống thông tin, các chế độ kiểm soát và kiểm toán nội bộ, các kế hoạch chiến lược và ngân sách đều được xem xét một cách riêng rẽ để phản ảnh toàn bộ chất lượng của hoạt động quản lý

Phân tích nhân sự và phong cách làm việc của

  • Hội đồng quản trị
  • Ban quản lý
  • Mối quan hệ giữa hai bên

 E (earnings) – Lợi nhuận: Đây là nhân tố quan trọng của việc phân tích doanh thu và chi phí, bao gồm cả mức độ hiệu quả của hoạt động và chính sách lãi suất cũng như các kết quả hoạt động tổng quát được đo lường bằng các chỉ số.

Phân tích khả năng tạo đủ thu nhập để bù đắp chi phí và tăng vốn bền vững

Các chỉ tiêu sử dụng

  • ROA (>1%)
  • ROE ( 15-20%)
  • Tỷ lệ thu nhập lãi cận biên (NIM) = (Thu lãi cho vay và đầu tư CK – Chi trả lãi tiền gửi và nợ khác)/Tổng tài sản sinh lời bình quân
  • Tỷ lệ thu nhập ngoài lãi cận biên (NNIM) = (Thu ngoài lãi – Chi trả ngoài lãi)/Tổng tài sản sinh lời bình quân
  • Chênh lệch lãi suất = Thu từ lãi/TS sinh lãi bq – Chi trả lãi/Nợ phải trả bq
  • Tỷ suất chi phí huy động vốn = (lãi nợ vay + lãi tiền gửi )/ tổng TS bình quân
  • Chỉ số chi phí hoạt động = các chi phí hoạt động/tổng TS bình quân
  • chỉ số tự lực hoạt động OSS= Tổng thu nhập tài chính/Tổng chi phí tài chính
  • chỉ số tự lực tài chính FSS = Tổng thu nhập tài chính/(Tổng chi phí tài chính+ Chi phí vốn + chi phí hoạt động + dự phòng rủi ro)
  • Các chỉ số về hiệu quả hoạt động
  • Chi phí tính trên một đơn vị cho vay = chi phí hoạt động/Số tiền giải ngân trong kỳ
  • Chi phí trên một khoản cho vay = chi phí hoạt động/số khoản cho vay mới trong kỳ
  • Số lượng khách hàng vay trên một cán bộ tín dụng.
  • Các chỉ số về chất lượng danh mục cho vay.
  • Hệ số dự phòng rủi ro tín dụng
  • Danh mục cho vay gặp rủi ro
  • Tỷ lệ mất vốn.
  • Các dấu hiệu cảnh báo
  • Lợi nhuận giảm, hoặc phát sinh lỗ
  • Lợi nhuận tăng bất thường thông qua các giao dịch như thanh lý tài sản, mua bán chứng khoán, tiền tệ…
  1. L (liquidity) – tính lỏng: Đây là nhân tố được sử dụng khi phân tích khả năng của tổ chức trong việc xác định nhu cầu tài trợ cho dự án nói chung cũng như nhu cầu vốn cho vay nói riêng. Cấu trúc nợ và vốn chủ sở hữu của tổ chức, khả năng thanh toán của các tài sản ngắn hạn cũng là một nhân tố rất quan trọng trong việc đánh giá tổng quan khả năng quản lý tính lỏng của tổ chức.

Khả năng thanh khoản:

  • Tỷ lệ thanh khoản của tài sản = Tài sản thanh khoản/tổng TS (20-30%)
  • Hệ số đảm bảo tiền gửi = Tài sản thanh khoản/Tổng Tiền gửi (30-45%)
  • Hệ số thanh khoản ngắn hạn = tài sản thanh khoản/tổng nợ ngắn hạn (30%)
  • Tỷ lệ dư nợ cho vay và tiền gửi = tổng dư nợ cho vay/tổng tiền gửi (80-100%)
  • Mức độ công nợ và nghĩa vụ thanh toán công nợ
  • Biến động tiền gửi và rút vốn
  • Các khoản phải trả
  • Các khoản trích trước
  • Công nợ tiềm tàng (tài khoản ngoại bảng)
  • Dấu hiệu cảnh báo sớm:
  • Mức độ phụ thuộc ngày càng tăng vào nợ ngân hàng, đặc biệt với lãi suất cao hơn
  • Khách hàng tiền gửi rút nhiều
  • Tỷ suất thanh khoản giảm
  • Tăng các khoản chậm trả hoặc khó đòi

CÁC KHOẢN MỤC MỞ RỘNG HIS

  1. Nguồn nhân lực (Human resources)
  • Tuyển dụng và chính sách đãi ngộ
  • Sự phân công trách nhiệm và công việc rõ ràng
  • Kết quả công việc được đánh giá và khen thưởng
  • Cảnh báo
  • Cán bộ không có động cơ làm việc
  • Có nhiều ý kiến than phiền của nhân viên
    1. Kiểm soát nội bộ (Internal Control)
  • Các thủ tục cần thiết trong việc cho vay và thu nợ, đặc biệt hệ thống có hai chữ ký
  • Tính chính xác trong việc ghi nhận doanh thu và chi phí
  • Các biện pháp đảm bảo an toàn cần thiết trong quản lý và lưu trữ tiền tệ
  • Tính đầy đủ của các thu tục kiểm soát và giám định
  • Mức độ thường xuyên và chương trình của các chuyến kiểm tra địa bàn
  • Dấu hiệu cảnh báo
  • Trình độ cán bộ kiểm soát yếu kém
  • Các chính sách không rõ ràng, dễ gây nhầm lẫn
  • Sự can thiệp của lãnh đạo cao cấp
  • Các chuyến kiểm tra địa bàn thưa thớt, bị bỏ qua
    1. Các hệ thống (Systems)

Hệ thống (kế toán và MIS)

  • HT kế toán
  • Ghi nhận các giao dịch kịp thời, chính xác
  • Tần suất và độ nghiêm trọng của các lỗi ghi chép
  • MIS
  • Mức độ máy tính hóa và thủ công
  • Quy trình thu thập, quản lý thông tin
  • Kiểm tra tính chính xác, thích hợp và tiện lợi của các báo cáo từ MIS

Ba sự khác nhau cơ bản giữa hệ thống PEARLS và CAMELS là:

  • PEARLS chủ yếu sử dụng các chỉ số định lượng trong khi CAMEL sử dụng cả chỉ số định lượng và định tính, ví dụ như Quản lý. PEARLS cung cấp một cách đánh giá khách quan về kết quả hoạt động tài chính bằng cách rà soát các kết quả của các dấu hiệu định lượng.
  • PEARLS đánh giá cơ cấu tài chính của bảng cân đối tài sản. Cơ cấu tài chính có ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả và khả năng sinh lời của tổ chức tài chính bởi vì một tổ chức càng tối đa hoá các các tài sản có khả năng sinh lời, tổ chức đó càng có khả năng tạo ra nhiều thu nhập.
  • PEARLS đánh giá tỉ lệ tăng trưởng. Giám sát sự tăng trưởng trong các lĩnh vực khác nhau không chỉ cho phép các tổ chức đánh giá mức độ hài lòng của các khách hàng, mà còn trợ giúp các nhà quản lý duy trì cơ cấu tài chính hiệu quả hiện tại vì độ tăng trưởng ảnh hưởng trực tiếp đến cơ cấu tài chính.

CAMEL (hoặc CAMEL mở rộng – CAMEL HIS)

5/5 - (100 Bình chọn)

Báo giá dịch vụ viết thuê luận văn

Luận Văn A-Z  nhận làm trọn gói dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ. Liên hệ ngay dịch vụ viết thuê luận văn của chúng tôi!

UY TÍN - CHUYÊN NGHIỆP - BẢO MẬT

Nhận báo giá Xem thêm

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Bạn cần hỗ trợ?