Các yếu tố tác động đến hoạt động Agribank trong bối cảnh hội nhập

Triết lý quản trị nhân lực

Mục lục

Các yếu tố tác động đến hoạt động Agribank trong bối cảnh hội nhập

Trong bối cảnh hội nhập có bảy yếu tố chính tác động đến hoạt động của Agirbank bao gồm

  1. Xu thế phát triển của nền kinh tế thế giới

Tăng cường thâm nhập lẫn nhau, mỗi nước đều tận dụng tối đa lợi thế so sánh của mình để tạo ra những thế mạnh mang tính cạnh tranh đang là xu hướng vận động của kinh tế thế giới. Thế mạnh có thể là vốn, công nghệ, bí quyết, chi phí nhân công. Sự phát triển vượt bậc của các thành tựu khoa học, đặc biệt là công nghệ thông tin đang làm thế giới liên kết ngày càng chặt chẽ hơn. Nền kinh tế mỗi nước buộc phải vận hành trong guồng máy kinh tế thế giới. Thế giới chuyển từ đối đầu sang đối thoại.

Trung tâm kinh tế thế giới chuyển dần từ Mỹ, Châu âu về Châu á. Nền kinh tế Trung quốc đang trở thành động lực phát triển của kinh tế thế giới. Sự khác biệt giữa các nước về trình độ khoa học, trình độ phát triển, dân trí, ứng dụng công nghệ, … ngày càng bị thu hẹp dần và như Thomasl. Friedman (một nhà báo nổi tiếng của tờ New Your Times, 3 lần đoạt giải thưởng Pulitzer – bình luận viên quan hệ quốc tế) cho rằng Thế giới ngày càng phẳng.

Khu vực tài chính, ngân hàng phát triển hơn bao giờ hết và trở thành công cụ hữu hiệu để các nền kinh tế lớn thôn chiếm, điều chỉnh các nền kinh tế nhỏ. Bên cạnh đó, tính liên kết của hệ thống cũng ngày càng thể hiện rõ nét hơn. Sự phát triển, lớn mạnh hoặc khủng hoảng của hệ thống tài chính, ngân hàng một nước có thể ảnh hưởng và tác động trực tiếp đến hệ thống tài chính, ngân hàng trên thế giới.

Điển hình là cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ khu vực Châu á năm 1997 kéo theo những hậu quả nặng nề cho toàn khu vực và sau đó là các trung tâm tài chính, ngân hàng lớn trên thế giới, hoặc gần đây khủng hoảng của thị trường cho vay bất động sản dưới chuẩn tại Mỹ làm chao đảo thị trường tài chính thế giới. Về khía cạnh khác, nếu khu vực tài chính – ngân hàng của mỗi nước biết tận dụng, khai thác tối đa các tiến bộ công nghệ, kỹ năng tiên tiến thì sẽ rút ngắn khoảng cách với những nền kinh tế phát triển.

  1. Yếu tố kinh tế vĩ mô

Giai đoạn gần đây, kinh tế Việt Nam luôn đạt tốc độ tăng trưởng cao và bền vững. Cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch mạnh theo hướng tăng tỷ trọng của khu vực công nghiệp, xây dựng, giao thông vận tải, đặc biệt là dịch vụ và giảm dần tỷ trọng của khu vực nông nghiệp, nông thôn. Tốc độ phát triển của khu vực thành thị diễn ra nhanh chóng với việc hình thành một loạt các khu đô thị, công nghiệp lớn. Ngay cả ở các khu vực trước kia chỉ có hoạt động nông nghiệp nay đã chuyển hoá thành đất công nghiệp. Kéo theo đó là sự dịch chuyển mạnh lao động từ nông nghiệp sang công nghiệp, từ nông thôn về thành thị.

[message type=”e.g. information, success”]Xem thêm : Một số nhận xét về chiến lược phát triển các ngân hàng nông nghiệp trong khu vực[/message]

Mặc dù tỷ trọng đóng góp của khu vực nông nghiệp trong tổng sản phẩm quốc nội (GDP) giảm dần song trong chiến lược phát triển kinh tế – xã hội dài hạn, nông nghiệp, nông thôn vẫn là khu vực được ưu tiên phát triển bởi khu vực này chiếm trên 70% dân số và trên 72% lực lượng lao động. Sự ổn định của khu vực nông nghiệp, nông thôn có tác động quyết định tới sự ổn định kinh tế – xã hội đất nước.

Tín dụng đối với nền kinh tế tiếp tục tăng để đáp ứng nhu cầu vốn cho công nghiệp hoá – Hiện đại hoá. Tín dụng trong lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp vẫn chiếm tỉ trọng cao nhất trong tổng tín dụng cho nền kinh tế, tiếp theo là tín dụng cho khu vực thương mại và dịch vụ, khu vực sản xuất, xây dựng .

  1. Yếu tố văn hoá xã hội

Việt Nam có dân số gần 80 triệu, trong đó hơn 70% đang sống ở khu vực nông thôn với diện tích đất sản xuất nông nghiệp trên đầu người rất thấp. Việt Nam đạt thành tựu vượt bậc trong công cuộc xóa đói giảm nghèo với việc giảm tỉ lệ đói nghèo một nửa trong thập kỷ qua từ 29% năm 2002 xuống còn 13,1% năm 2008 nhưng việc làm và xóa đói giảm nghèo vẫn là những thách thức lớn và bức xúc.

Thu nhập và mức sống giữa thành thị, nông thôn và các dân tộc thiểu số còn khoảng cách rất lớn. Trung bình một hộ dân thành thị tiêu dùng nhiều hơn hộ nông thôn khoảng 85%.

Tỉ trọng chi tiêu của 80% số dân số nghèo nhất đang ngày một giảm, trong khi tỉ trọng chi tiêu của số hộ giầu nhất lại tăng lên. Theo số liệu năm 2006, chênh lệch chi tiêu trên đầu người giữa nhóm hộ giầu nhất và nghèo nhất là 4,54 lần. Sự chênh lệch về thu nhập có thể tạo nên sức ép lớn về đô thị hóa và di dân lên thành phố.

Thói quen chi tiêu của dân cư cũng đang có nhiều biến đổi chuyển từ các chi tiêu cho các nhu cầu thiết yếu là chính sang hoàn thiện và nâng cao mức sống cả về vật chất lẫn điều kiện sinh hoạt. Lòng tin vào hệ thống ngân hàng ngày càng được cải thiện. Thành thị vẫn là khu vực có nhiều nguồn tiền nhàn rỗi và hiện là thị trường huy động chính của các ngân hàng.

  1. Yếu tố công nghệ thông tin và viễn thông

Cơ sở hạ tầng của ngành Viễn thông có tốc độ phát triển nhanh chóng. Sự cạnh tranh giữa doanh nghiệp Nhà nước với công ty nước ngoài và công ty cổ phần ngày càng gay gắt dẫn tới giá cước bưu chính viễn thông giảm mạnh. Nhu cầu tiêu thụ máy điện thoại và số thuê bao internet tăng nhanh. Việc sở hữu và sử dụng một điện thoại di động không còn là nhu cầu xa xỉ đối với đông đảo người dân ngay cả ở khu vực nông thôn bởi giá điện thoại cũng như cước phí đã giảm đáng kể.

Chỉ số xếp hạng về sẵn sàng nối mạng của Việt Nam so với các nước khác đã được cải thiện một bước. Cơ sở pháp lý cho giao dịch điện tử đang được hoàn thiện.

Do sức ép cạnh tranh và tạo nền tảng giới thiệu, phát triển các sản phẩm, dịch vụ, tiện ích tiên tiến, các ngân hàng đang chú trọng đầu tư cho hiện đại hoá công nghệ thông tin. Các NHTM nhà nước tích cực triển khai dự án hiện đại hoá ngân hàng, hình thành ngân hàng lõi (core-banking) hiện đại. Cùng với đó, các ngân hàng cổ phần cũng tích cực đầu tư, nâng cấp hạ tầng công nghệ thông tin, gia tăng các hệ thống ứng dụng hiện đại. Tuy vậy, hạ tầng công nghệ thông tin của các ngân hàng chưa đủ đáp ứng yêu cầu của một ngân hàng hiện đại; hệ thống ứng dụng chưa theo kịp nhu cầu phát triển các tiện ích mới; tính tự động hoá chưa cao và đặc biệt chưa đủ khả năng đáp ứng các yêu cầu quản lý, quản trị điều hành hoạt động ngân hàng trực tuyến.

  1. Yếu tố chính trị và pháp luật

Hệ thống luật pháp của Việt Nam chưa thật hoàn thiện nhưng Chính phủ và Quốc hội đang có nhiều nỗ lực xây dựng và hoàn thiện môi trường pháp lý tạo điều kiện thuận lợi và khuyến khích doanh nghiệp nói chung và các ngân hàng nói riêng phát triển trong môi trường cạnh tranh bình đẳng. Những năm sắp tới sẽ có nhiều thay đổi đáng kể về kinh tế, luật pháp và quản lý Nhà nước tác động đến hệ thống tài chính, ngân hàng. Đặc biệt, trong lộ trình mở cửa theo cam kết gia nhập WTO, việc dỡ bỏ từng bước các quy định, hạn chế đối với phạm vi hoạt động của ngân hàng nước ngoài sẽ có ảnh hưởng trực tiếp tới hệ thống ngân hàng Việt Nam.

Bên cạnh đó, việc đẩy nhanh tiến trình hội nhập kinh tế khu vực và thế giới của các doanh nghiệp Việt Nam, xoá bỏ các chính sách bảo hộ sản xuất kinh doanh trong nước cũng sẽ tác động đáng kể đối với ngành Ngân hàng.

  1. Môi trường kinh doanh ngân hàng

Đến cuối tháng 05/2008, hệ thống các tổ chức tín dụng Việt Nam gồm 5 ngân hàng thương mại nhà nước, Ngân hàng Chính sách xã hội, Ngân hàng Phát triển, ngân hàng liên doanh, 36 ngân hàng thương mại cổ phần, 44 chi nhánh ngân hàng nước ngoài, 10 công ty tài chính, 13 công ty cho thuê tài chính và 998 quỹ tín dụng ngân dân. Như vậy, đối thủ cạnh tranh của NHNoVN có thể chia thành 5 nhóm.

Thứ nhất, nhóm các ngân hàng thương mại và ngân hàng cổ phần nhà nước (NHTMNN) gồm Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, Ngân hàng Công thương Việt Nam, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) và Ngân hàng Nhà đồng bằng sông Cửu Long. Đây là các ngân hàng ra đời và phát triển cùng thời kỳ với NHNoVN, thậm chí có lịch sử dài hơn chẳng hạn BIDV; có quy mô và phạm vi hoạt động rộng; có tiềm lực vốn lớn; có quan hệ khách hàng truyền thống với nhiều nhóm khách hàng lớn đặc biệt là các tập đoàn, tổng công ty. Do vậy, đây thực sự là đối thủ cạnh tranh nặng ký đối với NHNoVN.

Thứ hai, nhóm các ngân hàng cổ phần. Hiện tại có 36 ngân hàng cổ phần cả thành thị và nông thôn. Các ngân hàng này được ra đời sau nhóm ngân hàng thương mại nhà nước. Có quy mô hoạt động, quy mô vốn nhỏ hơn và hiện tại chủ yếu tập trung tại khu vực đô thị. Tuy vậy, một số ngân hàng thương mại cổ phần trong những năm gần đây có tốc độ phát triển rất nhanh, định hướng chiến lược kinh doanh phù hợp và thực sự là những đối thủ cạnh tranh tiềm năng của NHNoVN. Lợi thế cạnh tranh của các ngân hàng này đó là: quy mô và phạm vi hoạt động nhỏ do vậy dễ dàng thay đổi và thích ứng nhanh với nhu cầu đa dạng của khách hàng; linh hoạt trong cơ chế hoạt động; dễ dàng thay đổi và ứng dụng công nghệ ngân hàng hiện đại; linh hoạt và có chế độ đãi ngộ nhân viên tốt do vậy thu hút được chất xám.

Thứ ba, nhóm các ngân hàng nước ngoài, ngân hàng liên doanh và chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Đây là những ngân hàng có kinh nghiệm và kỹ năng, công nghệ ngân hàng tiên tiến. Có lợi thế trong việc cung cấp các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng hiện đại. Tuy vậy, do phạm vi hoạt động hạn chế nên hiện tại thực sự chưa phải là đối thủ cạnh tranh nặng ký, tuy nhiên cùng với lộ trình mở cửa trong hệ thống ngân hàng, đây sẽ là những đối thủ cạnh tranh thực sự trong tương lai, đặc biệt khi các ngân hàng, chi nhánh này mở rộng mạng lưới, phạm vi hoạt động và được kinh doanh đầy đủ các nghiệp vụ ngân hàng như một ngân hàng trong nước.

Thứ tư, nhóm các công ty tài chính, bảo hiểm. Trong những năm gần đây nhóm các công ty này có sự phát triển nhanh chóng với việc ra đời của hàng loạt công ty bảo hiểm trong nước và sự xuất hiện của các công ty bảo hiểm nước ngoài; các công ty tài chính, các quỹ đầu tư, các công ty quản lý quỹ. Khi nhóm các công ty này phát triển cũng đồng nghĩa với việc thị phần huy động vốn của các ngân hàng bị thu hẹp. Thay vì gửi vào ngân hàng như trước đây, khách hàng có nhiều lựa chọn khác nhau chẳng hạn: đầu tư chứng khoán, mua bảo hiểm, uỷ thác đầu tư, …

Thứ năm, Các công ty tiết kiệm bưu điện đang là những đối thủ cạnh tranh đáng gờm của các ngân hàng. Hệ thống tiết kiệm bưu điện dễ tiếp cận với dân cư khu vực nông thôn hơn là ngân hàng và cạnh tranh trực tiếp với dịch vụ tiền gửi của NHNoVN.

  1. Các nhóm đối tượng khách hàng:

Các nhóm khách hàng chính của NHNoVN bao gồm: Hộ gia đình và cá nhân; Doanh nghiệp Nhà nước; Doanh nghiệp Dân doanh; Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài; Các tổ chức tài chính; Các tổ chức ủy thác cho vay và ủy thác thanh toán; Các cơ quan, đoàn thể, trường học.

Doanh nghiệp nhà nước chia làm nhiều loại, loại doanh nghiệp lớn chiếm vị trí quan trọng trong nền kinh tế (như các Tổng công ty 90, 91) và các doanh nghiệp nhà nước độc lập .

Các Tổng công ty 90, 91 có vốn lớn và đóng vai trò quan trọng trong các ngành kinh tế trọng điểm. Các Tổng công ty này thường được xem là khách hàng lớn cần quan tâm thoả đáng. Các ngân hàng thường tập trung cho vay các món lớn trung và dài hạn, nhưng lãi suất thường không thể cao bằng cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ, hơn nữa khả năng thẩm định các dự án lớn của các ngân hàng Việt Nam còn hạn chế. Trong trường hợp các khoản cho vay lớn gặp vấn đề, ngân hàng sẽ phải chịu tổn thất lớn và lượng vốn bị đọng chờ giải quyết cao gây khó khăn cho điều hành nguồn vốn của ngân hàng. Đối với các doanh nghiệp nhà nước nhỏ, rất nhiều doanh nghiệp làm ăn thua lỗ. Do vậy, thành phần khách hàng này rủi ro lớn. Trong nhiều trường hợp độ rủi ro cho các doanh nghiệp này còn cao hơn các doanh nghiệp tư nhân vừa và nhỏ.

Doanh nghiệp dân doanh là thành phần kinh tế quan trọng, có thể nói là năng động nhất của nền kinh tế. Đây cũng là thành phần kinh tế mà các ngân hàng đang quan tâm tới. Việc cho vay thành phần kinh tế này sẽ phân tán rủi ro tín dụng, mặt khác lãi suất cho vay sẽ cao hơn cho vay các Tổng công ty lớn. Trong tương lai nguồn thu từ thành phần này sẽ chiếm tỷ trọng lớn trong tổng doanh thu của ngân hàng.

Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có tiềm lực tài chính mạnh bởi được trợ giúp bởi các công ty mẹ toàn cầu. Các doanh nghiệp này đầu tư không chỉ vốn mà còn mang theo công nghệ mới về kỹ thuật và quản lý. Các khách hàng này đòi hỏi cao về chất lượng dịch vụ. Hiện tại nhóm khách hàng này có xu hướng sử dụng dịch vụ, sản phẩm của các ngân hàng nước ngoài, đặc biệt là đối với các công ty đa quốc gia có chi nhánh tại Việt Nam hơn là các ngân hàng trong nước của Việt Nam.

Các yếu tố tác động đến hoạt động Agribank trong bối cảnh hội nhập

5/5 - (100 Bình chọn)

Báo giá dịch vụ viết thuê luận văn

Luận Văn A-Z  nhận làm trọn gói dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ. Liên hệ ngay dịch vụ viết thuê luận văn của chúng tôi!

UY TÍN - CHUYÊN NGHIỆP - BẢO MẬT

Nhận báo giá Xem thêm

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Bạn cần hỗ trợ?