Các phương thức thanh toán không dùng tiền mặt trong các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán

tăng trưởng kinh tế

Mục lục

Các phương thức thanh toán không dùng tiền mặt trong các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán

Các đơn vị, tổ chức, cá nhân có quan hệ thanh toán, mở tài khoản ở các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán khác nhau hoặc giữa các chi nhánh khác nhau của cùng một tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán dẫn đến các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán phải thanh toán với nhau.

Các phương thức thanh toán không dùng tiền mặt bao gồm : thanh toán bù trừ do NHTW hoặc các hiệp hội thanh toán bù trừ tổ chức; Thanh toán liên ngân hàng do NHTW tổ chức, thanh toán nội bộ trong các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán, thanh toán qua tài khoản tiền gửi tại các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán khác.

1. Thanh toán bù trừ

Thanh toán bù trừ rất đa dạng, được tổ chức theo phạm vi thanh toán hoặc theo nội dung thanh toán; có thể do NHTW sở hữu, tổ chức thanh toán hoặc do hiệp hội thanh toán bù trừ sở hữu, bao gồm các hình thức như sau :

– Thanh toán bù trừ Quốc gia.

– Thanh toán bù trừ khu vực, tỉnh, thành phố.

– Trung tâm thanh toán bù trừ séc, thẻ, hối phiếu liên ngân hàng,…

Các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán tham gia thanh toán bù trừ gọi là thành viên và phải có đầy đủ điều kiện do Ngân hàng Trung ương hoặc do hiệp hội thanh toán bù trừ quy định. Thanh toán bù trừ áp dụng hai phương thức là bù trừ trực tiếp và bù trừ ròng, trong đó phương thức bù trừ ròng được áp dụng phổ biến ở các nước. Quá trình thanh toán có thể khái quát bằng sơ đồ sau :

1). Thành viên A gửi lệnh thanh toán (tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán phát sinh nghiệp vụ thanh toán) đến trung tâm thanh toán bù trừ.

(2). Trung tâm TTBT nhận được lệnh thanh toán của thành viên A, sau khi thực hiện kiểm soát gửi cho thành viên B, đồng thời ghi nhận các khoản phải trả và được hưởng của các thành viên.

(3). Vào thời điểm quyết toán, trung tâm TTBT tính toán và thông báo cho từng thành viên số thực phải trả hoặc thực được hưởng.

(4). Thành viên phải trả trích tài khoản của mình chuyển vào tài khảo TTBT mở tại NHTW để thanh toán số phải trả.

(5). Khi các thành viên phải trả đã thực hiện xong, trung tâm thanh toán bù trừ chuyển tiền từ tài khoản thanh toán bù trừ tại Ngân hàng Trung ương để thanh toán cho các thành viên.

Phương thức thanh toán bù trừ ròng liên ngân hàng cho phép các thành viên chuyển, nhận các khoản thanh toán với nhau và chỉ phải thực hiện quyết toán tại một thời điểm nhất định (thường là cuối ngày hoặc một số lần trong ngày) trên cơ sở thực hóa các khoản thanh toán qua lại với nhau. Thực hiện thanh toán bù trừ ròng có thể xảy ra một số rủi ro, cần có các biện pháp ngăn ngừa nhằm giảm thiểu rủi ro đó là:

Rủi ro vận hành là rủi ro xảy ra khi mạng thanh toán gặp sự cố phải tạm ngừng hoạt động dẫn đến ách tắc hoạt động chuyển tiền gây ra hậu quả không lường hết được đối với các hoạt động kinh tế tài chính.

Rủi ro có tính hệ thống là rủi ro xảy ra khi một thành viên không có đủ khả năng thực hiện nghĩa vụ thanh toán của mình làm cho một loạt các thành viên khác có liên quan cũng lâm vào tình trạng tương tự. Để ngăn ngừa và khắc phục hậu quả (nếu có xảy ra), người ta sử dụng một số biện pháp như :

– Giới hạn trạng thái ghi nợ ròng (gọi là hạn mức nợ ròng) của từng thành viên nhằm hạn chế rủi ro liên ngân hàng.

– Áp dụng biện pháp chia sẻ rủi ro bằng cách lập thỏa thuận về chia sẻ rủi ro giữa các thành viên tham gia.

– Yêu cầu ký quỹ, thế chấp tài sản để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ thanh toán đối với thành viên có nguy cơ tiềm tàng, tài sản thế chấp, ký quỹ có thể được chuyển hóa thành nguồn tiền để thanh toán.

2. Thanh toán liên Ngân hàng

Thanh toán liên ngân hàng là hệ thống thanh toán Quốc gia của các nước do NHTW sở hữu, trực tiếp tổ chức thanh toán. Các đối tác tham gia vào hệ thống thanh toán liên ngân hàng là các NHTM, tổ chức tài chính và các doanh nghiệp lớn có đầy đủ các điều kiện do NHTW quy định. Thanh toán liên ngân hàng đóng vai trò chủ đạo trong hệ thống thanh toán qua ngân hàng của mỗi quốc gia. Thực hiện các khoản thanh toán , chuyển tiền, điều chuyển vốn giữa các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán trong nước và quốc tế. Đảm bảo cho quá trình chu chuyển vốn trong nền kinh tế thông suốt, giúp các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán sử dụng vốn có hiệu quả. Đồng thời giúp NHTW kiểm soát các luồng vốn trong nền kinh tế, hoạch định và thực thi chính sách tiền tệ linh hoạt, hiệu quả. Đặc điểm của mạng thanh toán liên ngân hàng do NHTW tổ chức là các NHTM, tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán phải mở tài khoản tại ngân hàng Trung ương và trực tiếp thanh toán vốn với nhau theo từng lệnh thanh toán thông qua tài khoản này. Phương thức thanh toán phổ biến mà các nước áp dụng là hệ thống thanh toán tổng tức thời.

[message type=”e.g. information, success]Xem thêm : Vai trò thanh toán không dùng tiền mặt[/message]

Hệ thống thanh toán tổng tức thời (RTGS – Real Time Gros Settlement System ) là hệ thống thanh toán cho phép sử lý và quyết toán chuyển tiền được diễn ra một cách liên tục theo thời gian thực tế phát sinh chuyển tiền, tức là các giao dịch thanh toán (các lệnh chuyển tiền) được sử lý ngay theo tổng số tiền phải thanh toán và theo từng lệnh chuyển tiền. Cách sử lý và quyết toán chuyển tiền này cho phép các ngân hàng nhận tiền có thể sử dụng ngay khoản chuyển tiền nhận được mà không gặp phải bất cứ rủi ro nào từ việc khoản chuyển tiền này có thể phải hủy bỏ do ngân hàng trả tiền thiếu khả năng chi trả. Tuy nhiên, hạn chế lớn của thanh toán tổng tức thời là việc các ngân hàng phải duy trì tại NHTW một lượng vốn khả dụng cao để đảm bảo tính thanh khoản mà theo thông lệ Ngân hàng Trung ương không trả lãi hoặc trả lãi rất thấp. Việc luân chuyển chứng từ thanh toán và sử lý thanh, quyết toán của hệ thống thanh toán tổng tức thời có thể được thực hiện theo nhiều mô hình khác nhau, nhưng mô hình chữ “ V ” được áp dụng rất phổ biến, cụ thể như sau :

(1). Ngân hàng phát sinh nghiệp vụ thanh toán gửi lệnh thanh toán đến Ngân hàng Trung ương.

(2). Ngân hàng Trung ương thực hiện ngay việc quyết toán : ghi nợ tài khoản ngân hàng gửi và ghi có tài khoản của ngân hàng nhận.

(3). Chỉ sau khi đã quyết toán, ngân hàng Trung ương mới gửi tiếp lệnh chuyển tiền cho ngân hàng nhận.

3. Thanh toán nội bộ của tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán

Thanh toán nội bộ của các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán thuộc sở hữu của từng tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán. Thanh toán nội bộ được thiết kế, xây dựng phụ thuộc vào khả năng, quy mô hoạt động và điều kiện của từng ngân hàng, từng tổ chức; vì vậy nó rất đa dạng về phương pháp và công nghệ xử lý thanh toán. Thanh toán nội bộ của các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán đóng vai trò quan trọng đối với quá trình luân chuyển vốn trong nền kinh tế, trực tiếp thực hiện các giao dịch thanh toán, chuyển tiền phục vụ hoạt động sản xuất, kinh doanh cho các doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân. Đồng thời là cơ sở để các ngân hàng thực hiện tập trung vốn, mở rộng và phát triển hoạt động kinh doanh. Thanh toán nội bộ của các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán thường áp dụng một trong hai phương thức thuộc vào mô hình quản lý tài khoản khách hàng, đó là :

– Mô hình quản lý tài khoản khách hàng phân tán.

– Mô hình quản lý tài khoản khách hàng tập trung.

Trong đó mô hình quản lý tài khoản khách hàng tập trung (tập trung hóa tài khoản) được áp dụng phổ biến ở các NHTM mà quá trình thanh toán đã được ứng dụng đồng bộ công nghệ thông tin hiện đại.

4. Thanh toán qua tiền gửi tại tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán khác

Là việc thanh toán qua tài khoản tiền gửi của tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán mở tại tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán khác. Phương thức này áp dụng trong trường hợp giữa các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán khác nhau có quan hệ giao dịch với nhau quá thường xuyên.

5. Thanh toán quốc tế (SWIFT)

SWIFT (Society for worldwide Interbank Financial Telecommunications) là mạng thanh toán quốc tế, do Hiệp hội tài chính viễn thông LNH toàn cầu sở hữu. SWIFT  được thành lập năm 1973, trụ sở tại Bỉ, hoạt động chính thức từ năm 1977. Đây là một tổ chức được hợp tác và sở hữu bởi hơn 2.800 NH và tổ chức tài chính trên toàn thế giới. SWIFT hoạt động như một mạng lưới để truyền, nhận và sử lý các lệnh giao dịch giữa các thành viên ở gần 140 quốc gia. SWIFT đóng vai trò quan trọng đối với nền kinh tế toàn cầu, đảm bảo cho quá trình luân chuyển vốn quốc tế thông suốt, giúp các nước mở rộng quan hệ đối ngoại và hội nhập kinh tế quốc tế, phát huy lợi thế so sánh của mỗi quốc gia.

Các phương thức thanh toán không dùng tiền mặt trong các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán

5/5 - (100 Bình chọn)

Báo giá dịch vụ viết thuê luận văn

Luận Văn A-Z  nhận làm trọn gói dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ. Liên hệ ngay dịch vụ viết thuê luận văn của chúng tôi!

UY TÍN - CHUYÊN NGHIỆP - BẢO MẬT

Nhận báo giá Xem thêm

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Bạn cần hỗ trợ?