Bối cảnh kinh tế – xã hội giai đoạn 1988 – 2000 đối với Ngân hàng nông nghiệp

ngành nông nghiệp

Bối cảnh kinh tế – xã hội giai đoạn 1988 – 2000 đối với Ngân hàng nông nghiệp

Bối cảnh kinh tế – xã hội của Việt Nam giai đoạn 1988 – 2000 và ảnh hưởng đối với quá trình phát triển của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển Nông Thôn

Do xuất phát điểm quá thấp, hậu quả chiến tranh nặng nề cùng với việc duy trì quá lâu cơ chế tập trung quan liêu bao cấp, sự sụp đổ của Liên Xô và các nước Xã hội chủ nghĩa ở Đông âu – vốn là nguồn tài trợ chính cho Việt Nam, đến năm 1985, kinh tế Việt Nam rơi vào khủng hoảng nghiêm trọng. 90% xí nghiệp cấp huyện và 50% xí nghiệp cấp tỉnh ngừng sản suất và không còn khả năng trả nợ; lạm phát phi mã, hàng hoá khan hiếm. Trước tình hình đó, Việt Nam đã khởi xướng đường lối đổi mới toàn diện mà trước hết là đổi mới trong lĩnh vực nông nghiệp.

Khâu đột phá trong đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp là Chỉ thị 100/CT-TW ngày 13/01/1981 của Ban Bí thư Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam về “Khoán sản phẩm cuối cùng đến cây lúa, đến nhóm và người lao động”, tiếp đến là Nghị quyết số 10/NQ-TW ngày 05/04/1988 của Bộ Chính trị về đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp; Luật Đất đai (1993), Luật đất đai sửa đổi (1998) trao quyền sử dụng đất lâu dài cho các hộ nông dân, hộ trở thành đơn vị kinh tế tự chủ. Hộ nông dân được cởi trói, bung ra, phát huy được tiềm năng sẵn có về lao động, tiền vốn và kinh nghiệm sản xuất cùng với việc áp dụng những tiến bộ kỹ thuật đã vươn lên tiếp cận thị trường, làm ra nhiều sản phẩm hàng hoá.

Nhận thức vai trò quan trọng của kinh tế hộ trong nền kinh tế, Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) ban hành Chỉ thị 202/CP ngày 28/06/1991 quy định “Việc cho vay của ngân hàng để phát triển sản xuất nông, lâm, ngư, diêm nghiệp cần được chuyển sang cho vay trực tiếp đến hộ sản xuất, tạo điều kiện cho các hộ sản xuất thực sự trở thành đơn vị kinh tế tự chủ”. Căn cứ kết quả và kinh nghiệm làm thử cho vay vốn đến hộ sản suất theo Chỉ thị 202/CP, đến ngày 02/03/1993, Chính phủ ban hành Nghị định 14/CP chính thức hoá khuôn khổ pháp lý khẳng định cho vay hộ sản xuất là một chính sách quan trọng nhằm thúc đẩy sản xuất nông nghiệp, nông thôn, cải thiện đời sống nông dân. Hoàn thiện hơn một bước, ngày 30/03/1999, Thủ tướng chính phủ ban hành Quyết định 67/1999/QĐ-TTg về một số chính sách tín dụng ngân hàng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn, theo đó xác định rõ nguồn vốn phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn (bao gồm: vốn huy động, vốn ngân sách, vốn vay của các tổ chức tài chính và nước ngoài); Cơ chế tín dụng (cho vay thông thường, cho vay ưu đãi, cho vay theo chính sách của nhà nước); Thời hạn cho vay (ngắn, trung, dài hạn); Bảo đảm tiền vay (dưới 10 triệu đồng không phải thế chấp); Mạng lưới phục vụ; Xử lý rủi ro.

Nhờ động lực to lớn của chính sách đổi mới, nông nghiệp Việt Nam đã chuyển mạnh từ nền sản suất tự cấp, tự túc sang sản xuất hàng hoá, đầu tư theo chiều sâu, nâng cao chất lượng, hiệu quả và phát triển bền vững. Nếu năm 1988 phải nhập 450.000 tấn lương thực thì năm 1989 Việt Nam trở thành nước xuất khẩu gần 1 triệu tấn gạo và năm 1990 trở thành nước xuất khẩu gạo thứ 3 trên thế giới với 1,5 triệu tấn.

Năm 1990 đánh dấu mốc quan trọng trong tiến trình đổi mới ngành ngân hàng của Việt Nam với sự ra đời của hai Pháp lệnh ngân hàng, khẳng định hệ thống ngân hàng hai cấp, trong đó Ngân hàng Nhà nước Việt Nam với tư cách Ngân hàng trung ương thực hiện chức năng quản lý nhà nước về tiền tệ, tín dụng và phát hành và là ngân hàng của các ngân hàng trên lãnh thổ Việt Nam. Các ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng hoạt động kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng theo cơ chế thị trường. Năm 1997, Luật ngân hàng Nhà nước và Luật các tổ chức tín dụng ra đời thay thế hai Pháp lệnh ngân hàng. Thành tựu quan trọng trong giai đoạn 1986 – 1990 đó là Việt Nam bước đầu kiềm chế được đà lạm phát, theo đó tỷ lệ lạm phát được kéo từ 774,7% năm 1986 xuống còn 223,1% năm 1987, 34,7% năm 1989 và 67,4% năm 1990. Đến giai đoạn 1991 – 1995, lạm phát của Việt Nam bị đẩy lùi xuống chỉ còn 5,2% năm 1993 và sau đó là 4,3% năm 1997.

Thực thi cải cách triệt để, nền kinh tế Việt Nam chuyển từ tình trạng trì trệ, suy thoái sang tăng trưởng cao và liên tục trong suốt giai đoạn 1991 -1995 với tốc độ tăng trưởng GDP tăng từ 6,7% năm 1991 lên 8,8% năm 1994 và 9,5% năm 1995. Sau nhiều năm ổn định, đến năm 1997, do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế khu vực cùng với thiên tai, bão lụt nặng nề, kinh tế Việt Nam phát triển chậm lại. Giai đoạn 1997 – 1999, GDP chỉ tăng 4 – 5%/năm. Tới năm 2000, kinh tế mới phục hồi và phát triển trở lại với tốc độ tăng trưởng GDP đạt 6,7% và tăng lên 7% vào năm 2001.

Bối cảnh kinh tế – xã hội giai đoạn 1988 – 2000 đối với Ngân hàng nông nghiệp

5/5 - (100 Bình chọn)

Báo giá dịch vụ viết thuê luận văn

Luận Văn A-Z  nhận làm trọn gói dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ. Liên hệ ngay dịch vụ viết thuê luận văn của chúng tôi!

UY TÍN - CHUYÊN NGHIỆP - BẢO MẬT

Nhận báo giá Xem thêm

One thought on “Bối cảnh kinh tế – xã hội giai đoạn 1988 – 2000 đối với Ngân hàng nông nghiệp

  1. Pingback: Một số mốc thay đổi quan trọng về tên gọi, chức năng, nhiệm vụ của Agribank - Viết Thuê Luận Văn Thạc Sĩ

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Bạn cần hỗ trợ?